【lịch cúp c1 đêm nay】Chống sạt lở bờ biển Ðông
(CMO) Trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tình trạng sạt lở ở huyện Ngọc Hiển ngày càng nguy cấp, tỉnh Cà Mau đã xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình kè chống sạt lở tại cửa biển Vàm Xoáy (xã Ðất Mũi) dài hơn 8.000 m. Huyện cũng đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Ông Tạ Hoàng Lập, ấp Kênh Ðào, xã Ðất Mũi, bày tỏ: "Nói đến sạt lở, người dân sống trên địa bàn xã này ai cũng khiếp sợ, vừa qua, sạt lở đã lấy đi hơn 10 căn nhà của người dân sống dọc theo bờ kè chợ xã Ðất Mũi, thiệt hại tài sản bạc trăm triệu đồng".
Ngọc Hiển là huyện có 3 mặt tiếp giáp biển với chiều dài 98 km, hàng năm huyện phải chịu tác động bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trước diễn biến cực đoan của thời tiết, tình trạng sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển diễn biến rất phức tạp. Ðã qua, sạt lở làm rừng phòng hộ ven biển bị mất nhiều diện tích, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đe doạ tính mạng, tài sản của hàng trăm ngàn hộ dân.
Huyện Ngọc Hiển là một trong những địa phương chịu nặng nề nhất về sạt lở, tuy nhiên, thời gian gần đây huyện được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư xây dựng bờ kè chống sạt lở theo các tuyến ven biển. "Việc xây dựng bờ kè, dân ở đây mừng lắm, bởi hàng năm chúng tôi phải chịu nhiều đợt sóng biển, nhiều vụ sạt lở ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt. Khi bờ kè hoàn thành, chúng tôi không còn sợ cảnh phải "chạy sóng", sạt lở, yên tâm hơn trong sản xuất", ông Tạ Quốc Khải, ấp Mũi, xã Ðất Mũi, chia sẻ.
Những cọc kè đang bảo vệ phần đất cũng như tính mạng, tài sản của người dân trên địa bàn huyện. |
Trước diễn biến cực đoan của thời tiết và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, huyện Ngọc Hiển được tỉnh và Trung ương hỗ trợ xây dựng công trình kè chống sạt lở tại cửa biển Vàm Xoáy (xã Ðất Mũi) với tổng chiều dài 8.100 m, kinh phí 110 tỷ đồng. Công trình này nhằm bảo vệ diện tích rừng phòng hộ tại khu vực bờ biển, chống sạt lở và đảm bảo an toàn đời sống bà con. Công trình thi công theo thiết kế loại kè chống sạt lở bằng cọc bê-tông li tâm kết hợp kè ngầm tạo bãi kiên cố.
Ông Lư Huỳnh Em, ấp Mũi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tâm sự: “Xã Ðất Mũi chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhất là vào tháng 7-11 dương lịch. Thời điểm này, gió thổi từ phía Ðông nên sóng biển va đập mạnh làm sạt lở chân đất ven biển, ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh sống của người dân. Bờ kè được làm, tôi vui lắm, từ đây không còn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ khi dông bão xảy ra".
Hiện nay, tình hình sạt lở ven biển vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, nhiều đoạn tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng. Mất đai rừng phòng hộ ven biển, nhiều nhà cửa, tài sản, hệ thống đường giao thông bị sụp xuống sông, đe doạ trực tiếp đến tính mạng của người dân. Việc chống sạt lở bảo vệ ven biển từng bước khôi phục lại rừng phòng hộ rất xung yếu là nhiệm vụ khẩn cấp, cần phải có giải pháp căn cơ để ổn định lâu dài và phải làm khẩn trương.
Phó chủ tịch UBND xã Ðất Mũi Bùi Thanh Thương cho biết: “Ngoài tuyến bờ kè được Trung ương đầu tư, còn lại nhiều tuyến sông có dấu hiệu sạt lở, xã chỉ đạo ban tìm kiếm cứu nạn xã và các ấp thường xuyên kiểm tra, cắm biển cảnh báo cho người dân cảnh giác. Ðồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân có ý thức phòng, chống sạt lở, bảo vệ tính mạng và tài sản của mình”./.
Huỳnh Tứ