Mở tuyến vận tải hàng không trực tiếp tới Mỹ để bứt phá xuất khẩu trái cây | |
Vì sao xuất khẩu gạo giảm sâu cả lượng và trị giá?ấtkhẩugạotráicâysụtgiảmmạnhdogiãncábảng xếp hạng as roma | |
Xuất khẩu gạo lượng giảm, giá tăng |
Công suất thu hoạch, sơ chế của Vina T&T hiện chỉ bằng 20-30% so với điều kiện bình thường. Ảnh: DN cung cấp |
Kế hoạch thay đổi liên tục
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang vào giai đoạn cao điểm thu mua lúa vụ Hè Thu. Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice cho biết, việc thực hiện nghiêm ngặt Chỉ thị 16 tại các tỉnh ĐBSCL đã ảnh hưởng rất lớn tới việc thu mua lúa của công ty. Tại nhiều tỉnh có quy định cấm các ghe qua lại giữa các tỉnh, nên tại nhiều khu vực đã ký kết bao tiêu, công ty buộc phải thuê lò sấy và thuê kho chứa ngay tại nơi thu hoạch. Việc này làm phát sinh thêm chi phí so với việc DN tự đi thu hoạch, phơi khô và đưa về kho của DN, ước tính khoảng 200-300 đồng mỗi ký lúa. Theo đó, tại huyện Thoại Sơn (An Giang), Vrice ký kết bao tiêu 250 hecta, nhưng mới chỉ thu hoạch được khoảng 135 hecta do thiếu nhân công.
Ông Có cho biết, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, Vrice đã triển khai phương án “3 tại chỗ”, song chỉ có ¼ số nhân công chấp nhận ở lại, chỉ vỏn vẹn 15 người. “Một số người do hoàn cảnh gia đình, nhưng cũng có nhiều người lo sợ dịch bệnh. Công ty đã cố gắng thuyết phục nhưng cũng không có kết quả” – ông Có cho biết.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH SX-TM Phước Thành cho biết, phương án “3 tại chỗ” của công ty cũng chỉ nhận được sự tham gia của 30% số công nhân. Thêm vào đó, chi phí thuê ghe tăng mạnh so với bình thường, có nơi tăng gấp đôi, trong khi diện tích thu mua của công ty nằm rải rác ở nhiều tỉnh khác nhau như Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… khiến cho việc thu mua lúa gặp rất nhiều khó khăn.
Tại Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức cuối tuần qua, lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL cũng thừa nhận, dù đã có các văn bản chỉ đạo thông suốt, nhưng trước áp lực phải bảo vệ “vùng Xanh” nên các tỉnh, các huyện đã bắt đầu thắt chặt trở lại. Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết, dù Bộ Giao thông vận tải đã ban hành văn bản về vấn đề vận chuyển, nhưng thực tế tại mỗi tỉnh vẫn có những quy định khác nhau, lực lượng trực chốt cũng có những nhận định khác nhau. Ngay như khu vực nuôi tôm trọng yếu của tỉnh đang là điểm bùng phát dịch, nên việc kiểm soát rất gắt gao. “Khi di chuyển từ xã này sang xã khác của cùng một huyện thì UBND xã có thể xác nhận được, nhưng khi đi từ huyện này sang huyện khác thì lại phải xin xác nhận của UBND huyện. Bộ máy của Sở NN&PTNT chỉ đặt tại tỉnh, còn các phòng thì nằm tại các huyện, trong khi vùng canh tác, nuôi trồng thì tỏa đi khắp các xã. Nên hiện giờ Sở NN&PTNT chỉ biết phối hợp tới đâu xử lý tới đó” – bà Khanh cho biết.
Trong khi đó, các DN xuất khẩu trái cây lại vấp phải khó khăn với quy định hạn chế ra đường sau 18 giờ. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T cho biết, thông thường việc thu hoạch trái cây bắt đầu tư 4 giờ sáng để tới khoảng 6 giờ 30 đưa trái cây về kho sơ chế trước khi đóng hàng xuất đi. Nhưng hiện tại, 6 giờ đội ngũ thu hoạch mới được ra khỏi nhà, đi qua nhiều chốt kiểm soát để tới trang trại thu hái, khi về thì cũng đã gần trưa. “Hiện công suất của chúng tôi chỉ đạt 20-30%, sản lượng đạt thấp nên nhiều lúc lượng hàng trong ngày không đủ cho 1 lô hàng, phải đợi sang hôm sau, gây ảnh hưởng tới chất lượng của trái cây. Trước đây, mỗi ngày Vina T&T có thể xử lý và xuất khẩu 1 container trái cây, nhưng nay phải dồn nhiều ngày mới đủ 1 container, khiến chi phí phát sinh rất nhiều” – ông Tùng cho biết. Do đó, ông Tùng kiến nghị có cơ chế linh động về thời gian cho đội ngũ thu hoạch trái cây.
XK rất khó khăn
Việc thu mua đã khó, xuất khẩu lại càng khó hơn. Do tình trạng quá tải, các cảng ngừng tiếp nhận đóng hàng tại cảng, nên thời gian gần đây Vrice không triển khai được các đơn hàng xuất khẩu. Bởi lẽ phương án đóng hàng tại kho gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển xe container từ TPHCM về các kho của công ty. Trước tình thế đó, Vrice đã phải đàm phán với đối tác để tạm hoãn thời gian giao hàng và không ký thêm các hợp đồng mới. Do đó, lượng gạo xuất khẩu của công ty đã giảm mạnh so với trước đó, chỉ đạt khoảng 20%. Nhưng điều đáng lo hơn là một số khách hàng đang lên phương án mua hàng từ một số nước khác như Thái Lan.
Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, việc xuất khẩu trong tháng 7 chưa bị ảnh hưởng nhiều, nhưng sắp tới sẽ sụt giảm do công ty không có đủ người làm hàng. Cụ thể, trong phương án “3 tại chỗ” thực hiện tại nhà máy ở Cần Thơ, chỉ có 80 công nhân ở lại. Trong khi đó, theo hợp đồng đã ký với đối tác Hàn Quốc, công ty phải giao 11.000 tấn gạo trong tháng 9 tới. “Chỉ với 80 người không thể đóng được khối lượng gạo lớn như vậy. Trung An đã phải gửi văn bản cho đối tác Hàn Quốc xin hoãn thời gian giao hàng tới khi hết giãn cách” – ông Bình cho biết.
Tại công ty Vina T&T, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc cho biết, lượng trái cây xuất khẩu trong trong 7 cũng đã giảm gần một nửa so với tháng trước đó, chỉ đạt 70-80 container so với mức 150 container xuất khẩu trong tháng 6. Theo ông Tùng, bên cạnh những khó khăn trong việc thu hoạch trái cây, vấn đề logistics vẫn tiếp tục là rào cản lớn. Hiện Vina T&T chỉ thuê được lượng vỏ container tương ứng với 60% nhu cầu. Trong khi giá thuê tiếp tục tăng, cước vận chuyển logistics đi Mỹ đã lên mức 9.600 USD/container, gấp gần 10 lần so với trước dịch, chi phí logistics đi New York thậm chí còn lên tới 18.000 – 19.000 USD/container.
Cùng chung khó khăn về logistics như Vina T&T, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty XNK trái cây Chánh Thu cho biết, hiện lượng vỏ container chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của công ty. “Lẽ ra thời điểm này Chánh Thu có thể tăng giá thu mua trái cây cho nông dân, nhưng do các chi phí vận tải quá cao, nên công ty phải cân đối lại và giữ nguyên mức giá cũ” – bà Vy chia sẻ.
Theo bà Vy, việc thiếu container rỗng cùng với việc thiếu hụt nhân công trầm trọng khiến sản lượng xuất khẩu trong tháng 7 của Chánh Thu đã giảm 30%, dù nhu cầu thị trường vẫn rất lớn. Bên cạnh đó, vấn đề tài chính cũng là khó khăn lớn của DN hiện nay. Theo bà Vy, chỉ tính riêng mặt hàng sầu riêng đang vào vụ thu hoạch, mỗi ngày công ty thu mua khoảng 200 tấn. Trong khi phía khách hàng đa phần là thanh toán trả chậm, nên DN cần nguồn vốn rất lớn để xoay vòng. Theo đó, bà Vy đề nghị các ngân hàng cần vào cuộc đồng hành cùng DN trong thời điểm này. “Thực tế là chúng tôi có thị trường với nhu cầu mua hàng rất lớn, có nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, nhưng lại không có vốn để xoay vòng. Vì vậy, dù rất muốn mua nhiều hàng cho nông dân, nhưng khả năng không cho phép” – bà Vy cho biết.