| Kiến nghị hỗ trợ tiêm vắc- xin cho công nhân dệt may để đảm bảo đơn hàng xuất khẩu | | Đạt hơn 8 tỷ USD,ệtmaylấylạiđàtăngtrưởkết quả vòng loại u21 nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng cao | | 4 nhóm hàng xuất khẩu 10 tỷ USD | | Doanh nghiệp du lịch lại “lay lắt” trong đợt dịch mới |
| Các DN đang đẩy mạnh mở rộng nhà máy, đầu tư thêm dự án mới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh: ST |
Sản lượng hồi phục Một báo cáo phân tích của SSI Research mới đây đã đưa ra số liệu cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2021, ngành may mặc Việt Nam đã phục hồi 19,1% so với cùng kỳ năm 2020 và tận dụng lợi thế của khối thị trường CPTPP mới (có hiệu lực từ tháng 1/2019) với mức tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó là những con số đáng khích lệ phản ánh sự cải thiện đáng kể trong tháng 4/2021, như: tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ đạt tới 84%, sang EU tăng 52%... SSI Research dự đoán, sự phục hồi mạnh mẽ này sẽ tiếp tục duy trì đến quý 3/2021. Hiện hầu hết các DN may mặc đã có đủ đơn đặt hàng để sản xuất đến hết tháng 9/2021. Tại thị trường Mỹ, Việt Nam tiếp tục giành được thị phần từ Trung Quốc khi thị phần của nước này giảm từ 28,5% hồi tháng 12/2020 xuống 23,6% trong tháng 3/2021, trong khi thị phần của Việt Nam tăng từ 12,7% lên 15,6%. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/5/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã đạt 10,8 tỷ USD, tăng trưởng gần 14% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sơ, sợi dệt các loạt đạt 1,9 tỷ USD, tăng 58%; vải mành, vải kỹ thuật khác đạt 252 triệu USD, tăng 55%. Kết quả này sẽ hỗ trợ tích cực để dệt may Việt Nam đạt được mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD trong năm nay. |
Dù sản lượng tiêu thụ đã có sự cải thiện đáng kể, song giá bán vẫn là thách thức lớn đối với các DN. Theo Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA), tính riêng 2 tháng đầu năm 2021, giá bông nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam đã tăng 0,87% so với cùng kỳ năm 2020, ở mức trung bình 1,625 USD/tấn. Trong báo cáo tài chính quý 1/2021 của Công ty CP đầu tư và Thương mại TNG, doanh thu thuần tăng trưởng tới 18%, đạt 911 tỷ đồng, nhưng giá vốn hàng bán ghi nhận mức tăng tới 28% nên lợi nhuận gộp chỉ còn lại 111 tỷ đồng. Do đó, dù công ty đã nỗ lực cắt giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN song lãi sau thuế vẫn giảm 34%, chỉ đạt 22 tỷ đồng. Ban lãnh đạo TNG lý giải, dù các đơn hàng ký với khách hàng trong quý 1/2021 có số lượng sản phẩm nhiều hơn, nhưng đơn giá lại thấp hơn 5-10% nên lợi nhuận đã giảm đi đáng kể Công ty CP Đầu tư thương mại TNG cho biết, giá bán bình quân vẫn chưa phục hồi về mức trước Covid. Trong khi đó, giá vải đã bắt đầu tăng sau khi giá sợi tăng, điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận gộp của những DN sản xuất hàng may mặc không thể đàm phán giá bán bình quân cao hơn trong trung hạn. Kỳ vọng vào các dự án mới Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, các DN đã xây dựng được chuỗi giá trị hoàn chỉnh sẽ có lợi thế hơn hẳn. Điển hình trong số đó là Công ty CP May Thành Công. Xu hướng tăng của giá sợi cùng với sự phục hồi của các đơn đặt hàng may mặc từ các khách hàng xuất khẩu đã giúp doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty này đã tăng lần lượt 20% và 83% trong quý 1/2021, đạt 946 tỷ đồng và 62 tỷ đồng. Theo chia sẻ của lãnh đạo Công ty CP May Thành Công, ước tính kết quả tháng 4/2021 tiếp tục khả quan với mức tăng trưởng lãi ròng lên tới 136%, đạt hơn 18 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, May Thành Công đã nhận đơn hàng đến tháng 9/2021 với mức doanh thu hàng tháng gần 400 tỷ đồng. Song do phải gia công bên ngoài rất nhiều nên biên lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng, dao động dưới mức 7% doanh thu. Dự kiến, nhà máy mới tại Vĩnh Long sẽ đi vào hoạt động vào quý 4/2021 sẽ giúp công ty giảm phụ thuộc vào nguồn thuê ngoài và cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp trong tương lai. Để chủ động nguồn nguyên liệu và đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng từ khách hàng, Công ty May Việt Tiến cũng đã lên kế hoạch đầu tư nhà máy vải thông qua việc thành lập Công ty TNHH Việt Thái – liên doanh hợp tác giữa Việt Tiến và 2 đối tác chiến lược là Luenthai và Newtech. Dự án này sẽ giúp Việt Tiến dễ dàng gắn kết vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu hơn trong tương lai với việc đáp ứng quy tắc xuất xứ của các FTA trong tương lai. Do hơn 13% tổng doanh thu năm 2020 của công ty đến từ doanh thu xuất khẩu sang EU, nên khi đáp ứng được các quy tắc xuất xứ trong EVFTA, Việt Tiến sẽ có khả năng mở rộng xuất khẩu sang thị trường này. Hơn nữa, việc chính thức ký kết thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa hai nước trong EVFTA đã góp phần giúp Việt Nam xóa bỏ điểm nghẽn về yêu cầu xuất xứ “từ vải trở đi” của EVFTA. Trước đây, hàng may mặc vào thị trường Nhật Bản buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN và Nhật Bản. Nhưng nay, Hiệp định RCEP cũng không yêu cầu vải nguyên liệu phải sản xuất tại Việt Nam hay các nước nội khối, mà chỉ yêu cầu công việc cắt may được thực hiện tại Việt Nam là có thể được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu vào Nhật Bản. Xuất khẩu sang Nhật cũng chiếm 27% tổng doanh thu năm 2020 của Việt Tiến, do đó RCEP sẽ tạo động lực cho tăng trưởng xuất khẩu sang Nhật Bản trong tương lai. Tương tự, nhiều dự án đầu tư mới, mở rộng nhà máy cũng đang được các DN đẩy mạnh triển khai nhằm nhanh chóng nắm bắt cơ hội thị trường. Theo đó, tại TNG, giai đoạn 1 của nhà máy mới Võ Nhai đã đi vào hoạt động trong quý 2/2020 và giai đoạn 2 sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2021, qua đó giúp gia tăng công suất. Trong khi đó, May Sông Hồng mở rộng công suất nhà máy SH10; Sợi Thế Kỷ cũng khởi công dự án nhà máy sợi tổng hợp Unitek giúp nâng công suất sản xuất các sản phẩm thế mạnh của công ty là sợi tái chế, sợi chất lượng cao và sợi đặc biệt, theo đúng xu hướng tiêu dùng mới của thị trường. Đáng chú ý, trong dự án này, Sợi Thế Kỷ và các đối tác FDI sẽ hình thành một chuỗi giá trị dệt may hoàn chỉnh để tối ưu hóa chi phí và tận dụng quy tắc xuất xứ trong các FTA như EVFTA và CPTPP. Điều này sẽ giúp gia tăng sản lượng bán hàng của công ty trong tương lai. Hàng loạt các dự án đang được triển khai chính là hướng đi đúng đắn của các DN để chuẩn bị cho tương lai, hướng đến sự tăng trưởng bền vững hơn cả về lượng đơn hàng cũng như nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. |