【bình dương đấu với tp.hcm】Kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu là có lợi cho ngân hàng?

  发布时间:2025-01-26 01:21:51   作者:玩站小弟   我要评论
Kéo dài Nghị quyết 42 đến hết năm 2023Phó Thống đốc NHNN: Tín dụng tăng trưởng rất cao, cần kéo dài bình dương đấu với tp.hcm。
Kéo dài Nghị quyết 42 đến hết năm 2023
Phó Thống đốc NHNN: Tín dụng tăng trưởng rất cao,éodàiNghịquyếtvềxửlýnợxấulàcólợichongânhàbình dương đấu với tp.hcm cần kéo dài Nghị quyết 42
Chính phủ đồng ý chủ trương kéo dài thời hạn xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42
0755-bai-duoi
Hiện nay, nợ xấu tiềm ẩn có nguy cơ dâng cao, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Ảnh: Internet

Nợ xấu sẽ còn dềnh lên

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380.200 tỷ đồng, đạt hơn 70% tổng số nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) tại thời điểm 15/8/2017.

Các ngân hàng và chuyên gia đều đánh giá, Nghị quyết số 42 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo lập khuôn khổ pháp lý để xử lý các khoản nợ xấu, góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, ý thức trả nợ của những “con nợ” cũng tốt hơn, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc xử lý nợ xấu và duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 2%.

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), nếu không có biến cố bất ngờ là đại dịch Covid-19 thì Nghị quyết 42 với hiệu lực 5 năm sẽ đạt được mục tiêu, đưa nợ xấu về mức dưới quy định. Tuy nhiên, với bối cảnh hiện nay, nợ xấu tiềm ẩn có nguy cơ dâng cao, nhiều vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 vẫn còn nền cần thiết phải kéo dài thời hạn áp dụng.

Đồng quan điểm, theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn vào năm 2017 là 7,4%. Sau khi Nghị quyết 42 ra đời, con số này giảm về mức 4,4% năm 2019. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến tỷ lệ này tăng vọt trở lại mức 7,31% vào cuối năm 2021. Do đó, vị chuyên gia này cho rằng, nếu không gia hạn Nghị quyết 42 thì nợ xấu có thể dềnh lên từ cuối quý 3/2022.

Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, việc không gia hạn Nghị quyết 42 sẽ xảy ra tình trạng nợ xấu mới chồng nợ xấu cũ. Tổ chức tín dụng nếu không có Nghị quyết 42 sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn vì khách hàng chây ỳ trả nợ, quá trình xử lý nợ kéo dài.

Chủ nợ phải "nịnh" con nợ để thu hồi nợ

Các ngân hàng thì không chỉ mong muốn kéo dài, sửa đổi Nghị quyết 42 mà còn đề nghị xây dựng Luật Xử lý nợ xấu. Tuy vậy, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chính phủ chỉ đề xuất Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 thêm 1 năm, tức là đến ngày 31/12/2023.

Vì thế, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho hay, các ngân hàng mong muốn các bộ, ngành liên quan đánh giá lại các luật liên quan đến xây dựng, bất động sản, nhà ở… để những vấn đề chưa được đưa vào nghị quyết 42 có thể được sửa đổi, bổ sung, thể hiện rõ hơn quyền và trách nhiệm của bên cho vay và bên đi vay.

Bởi theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Nghị quyết 42 dù có tác động lớn đến xử lý nợ xấu nhưng còn nhiều vướng mắc liên quan đến trình tự xử lý rút gọn, vấn đề thu giữ tài sản đảm bảo và chuyển nhượng tài sản rất khó khăn. Cùng với đó, tại nhiều địa phương, tổ chức tín dụng vẫn còn rất khó khăn khi đi làm việc, thu hồi nợ do chưa được quán triệt các nội dung, quy định tại Nghị quyết 42.

Theo các chuyên gia, vấn đề nợ xấu phải được giải quyết bằng các giải pháp thúc đẩy thị trường mua bán nợ và coi đây là kênh chính để xử lý nợ xấu, để không cần các cơ chế đặc thù.

Đại diện BIDV từng chia sẻ, 5 năm qua, ngân hàng chỉ thu giữ được tài sản đảm bảo của hơn 40 khách hàng theo Nghị quyết 42, bởi Nghị quyết chưa quy định chế tài xử lý hoặc cơ chế, cách thức tiến hành cưỡng chế trong trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không hợp tác khiến ngân hàng phải phụ thuộc vào sự phối hợp của người đi vay.

Ngoài ra, trong phiên thảo luận tại Quốc hội ngày 1/6, có nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho rằng cần phân tích rõ hơn việc các ngân hàng vẫn lãi lớn trong quá trình xử lý nợ xấu, bởi như vậy quá trình xử lý nợ xấu có làm lợi cho ngân hàng hay không, cũng như thực trạng dư luận bức xúc về cách thu nợ, đòi nợ…

Phản biện về vấn đề này, vị Tổng thư ký VNBA cho rằng, không có ngân hàng nào muốn kinh doanh để xảy ra nợ xấu hoặc lợi dụng Nghị quyết 42 để che giấu nợ xấu. Bởi việc xử lý nợ và tài sản đảm bảo xảy ra rất nhiều vấn đề, vì chính bản thân người vay cố tình tạo ra tranh chấp, hoặc chấp hành không đúng quy định, bàn giao tài sản đảm bảo rồi bỏ mặc ngân hàng tự xử lý...

“Gần như chủ nợ đang phải đi "nịnh" con nợ để thu hồi nợ và tài sản đảm bảo. Không nên cho rằng Nghị quyết 42 là đặc quyền cho ngân hàng, bởi các ngân hàng đi đòi nợ rất khó khăn. Do đó, ngành ngân hàng cần sự phối kết hợp của các bộ, ngành trong xử lý nợ, thu hồi nợ. Xã hội cũng nên nhìn nhận nợ xấu là vấn đề luôn đồng hành trong hoạt động của ngân hàng, nhất là khi thời gian này phải chịu tác động từ đại dịch và biến động chính trị toàn cầu”, ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.

相关文章

最新评论