Cúp C2

【tỉ số giải pháp】Hàng dệt may khó "sống" ngay tại thị trường nội địa

字号+ 作者:88Point 来源:Cúp C2 2025-01-27 06:40:01 我要评论(0)

Trên thị trường xuất hiện rất nhiều cửa hàng "made in Vietnam" như thế này. Ảnh: Quang Tấn. "Made i tỉ số giải pháp

hang det may kho quotsongquot ngay tai thi truong noi dia

Trên thị trường xuất hiện rất nhiều cửa hàng "made in Vietnam" như thế này. Ảnh: Quang Tấn.


"Made in Vietnam" là hàng giả

Trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội,àngdệtmaykhóampquotsốngampquotngaytạithịtrườngnộiđịtỉ số giải pháp không khó để tìm một cửa hàng “Made in Vietnam” hay “hàng Việt Nam XK”. Tấp vội vào một cửa hàng “Hàng Việt Nam XK” trên đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy- Hà Nội), chúng tôi nhận thấy, hàng ở đây khá rẻ, chỉ từ 80.000 đồng đến 350.000 đồng/chiếc, thậm chí còn có hàng sale giá siêu rẻ 50.000 đồng/chiếc. Thoạt nhìn, màu sắc của sản phẩm cũng bắt mắt song chất liệu cũng như nhãn mác được gắn trên sản phẩm không được tinh xảo. Vào một cửa hàng thời trang khác ở đường Trung Kính, các loại quần, áo của những thương hiệu thời trang lớn như Zara, Mango… đều được gắn mác “made in Vietnam”. Theo lời của chủ cửa hàng này, tất cả quần áo đều là hàng XK, được DN trong nước gia công theo đơn đặt hàng của công ty thời trang nước ngoài và chỉ có những người thân quen mới có thể đặt và lấy hàng.

Tuy nhiên, trong buổi họp báo mới đây của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), khi một phóng viên đặt câu hỏi về thị trường nội địa có nhiều hàng dệt may Trung Quốc đội lốt hàng dệt may Việt Nam, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS đáp lại câu hỏi này bằng một câu hỏi: “Bạn đang mặc áo của thương hiệu nào”. “Tôi mua ở một cửa hàng Việt Nam XK” là câu trả lời của phóng viên. Và ông Giang khẳng định "bạn đang mặc đồ giả! Cửa hàng bán hàng xuất dư, made in Vietnam toàn là hàng giả hết. Tôi đã từng sang Quảng Đông (Trung Quốc), ở đây họ sản xuất quần áo mang nhãn hiệu của Việt Nam nhiều vô kể. Cũng không biết bằng con đường tiểu ngạch, hay chính thức mà hàng được đưa về Việt Nam và đưa vào các cửa hàng “Made in Vietnam” tiêu thụ”.

Có thể thấy, những biển hiệu “Made in Vietnam” hay các cửa hàng “giới thiệu” bán hàng xuất dư ngày càng phát triển từ khi có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động năm 2009. Bà Đào Thị Minh Thanh, Học viện Tài chính nhìn nhận, phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là cơ hội để “tẩy chay” hàng Trung Quốc, là cơ hội để DN Việt Nam phát huy năng lực cạnh tranh. Nhưng thời gian qua lại xuất hiện tình trạng các công ty phân phối bán lẻ lại nhập hàng Trung Quốc về sau đó gắn nhãn mác Việt Nam để bán trên thị trường. “Việc này gây mất niềm tin của người Việt Nam, làm DN sản xuất gặp khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh”, bà Thanh nói.

Thậm chí, có những DN còn không dám “bén mảng” đến thị trường thời trang trong nước. Là DN có tiếng trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối với thương hiệu Sông Hồng nhưng ông Lê Đức Thịnh, Tổng giám đốc Tổng Công ty May sông Hồng phải thốt lên: “Tại sao tôi không dám sản xuất quần áo? Vì tôi làm sẽ thất bại ngay bởi không thể cạnh tranh được với hàng giả”. Theo ông Thịnh, ở 2 trung tâm sản xuất hàng giả lớn nhất phía Bắc là làng Đáp Cầu (Bắc Ninh) và Thổ Tang (Vĩnh Phúc), hàng giả là nguồn thu chính. Tất cả thương hiệu nào nổi tiếng, bán chạy là “hàng giả” xuất hiện ngay từ 2 địa điểm này.

Giải pháp: Lương tâm người kinh doanh?

Vấn nạn hàng giả ngày càng nghiêm trọng khiến doanh thu từ thị trường trong nước với sản phẩm dệt may đã giảm 7-8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Giang dẫn chứng, theo kế hoạch ban đầu, Công ty May Việt Tiến đưa ra mục tiêu đạt 1.200 tỷ đồng doanh thu nội địa nhưng 6 tháng qua, DN này “kêu” khó quá và xin giảm chỉ tiêu xuống còn 1.000 tỷ đồng. Còn nhiều DN khác đang “loay hoay” tìm ngách thị trường để đi.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên thừa nhận, bán hàng nội địa hiệu quả kinh tế kém xa so với XK. Bởi lẽ, DN vừa đưa sản phẩm mới ra thị trường thì mấy ngày sau sản phẩm nhái đã xuất hiện với giá rẻ hơn nhiều. Ông Giang chia sẻ thêm: “Chúng tôi đã từng đi thám thính vào một cơ sở sản xuất mang thương hiệu của DN trong VITAS. Một cơ sở may sản phẩm may mặc giả chỉ cần 10-30 người họ cũng sản xuất được một số mặt hàng thời trang nữ có thương hiệu nước ngoài. Thậm chí, họ làm giả thương hiệu cao cấp, giá trị lớn”.

Trên thực tế, “thích nghi ngay” là tài năng của nhiều nhà phân phối Việt Nam khi “đánh trúng” tâm lý của người tiêu dùng và cho ra đời nhiều cửa hàng “made in Vietnam” hay bán những sản phẩm được “tuồn” ra ngoài với tên gọi “hàng xuất dư”. Theo đánh giá của ông Dương Duy Hưng khi còn giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đây là tín hiệu tốt của chương trình bởi các nhà phân phối đã phải “mượn danh” chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để bán hàng. Tuy nhiên, tình trạng này gây ảnh hưởng cho DN sản xuất trong nước, chính DN và người tiêu dùng phải chịu thiệt hại.

Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là cơ quan quản lý ở đâu khi vấn nạn hàng giả vẫn ngang nhiên "lộng hành"? Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, ông Ngọc, Trưởng phòng phối hợp liên ngành Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, hàng quần áo “made in Vietnam” xử lý khó bởi không xác định được nguồn gốc. Sản phẩm Việt Nam và sản phẩm nước ngoài khó xác định chất liệu vải. "Chúng tôi cũng đã từng kiểm tra nhưng không xác định được chất lượng, mẫu mã, nhãn mác sản phẩm. Nếu không tỉnh táo mà đưa ra kết luận không đúng thì rất dễ dẫn đến bị DN khởi kiện”, ông Ngọc cho hay. Vì thế, ông Hưng cho rằng, trong việc này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về DN có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức kinh doanh.

Như vậy, trong khi cơ quan chức năng còn "lúng túng" trong kiểm tra, kiểm soát vấn nạn này thì người tiêu dùng vẫn phải phát huy tinh thần “người tiêu dùng thông minh” để lựa chọn cho mình những sản phẩm tốt nhất. Phía các DN dệt may thì kêu gọi người tiêu dùng nêu cao khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” mà không dùng từ “ưu tiên”. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, đã là người Việt Nam thì phải dùng hàng Việt Nam. Không có lý do gì mà chúng ta không dùng bởi các DN hiện đều may gia công cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Trừ khi sản phẩm đó DN Việt không sản xuất được thì mới phải sử dụng hàng ngoại. Bà Huyền cảnh báo: “Nếu người tiêu dùng không sử dụng hàng Việt, một ngày nào đó trên đất nước này chỉ có hàng ngoại, khi đó giá họ bán cao bao nhiêu người Việt vẫn phải mua”.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người

    Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người

    2025-01-27 05:46

  • Cử tri huyện Lộc Ninh gửi nhiều ý kiến đến đại biểu HĐND tỉnh

    Cử tri huyện Lộc Ninh gửi nhiều ý kiến đến đại biểu HĐND tỉnh

    2025-01-27 05:06

  • 7 đội ghe Bạc Liêu đăng ký tham gia Giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023

    7 đội ghe Bạc Liêu đăng ký tham gia Giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023

    2025-01-27 04:29

  • Điều tiết chốt kiểm soát dịch phù hợp thực tế và quy định tại Nghị quyết 128/NQ

    Điều tiết chốt kiểm soát dịch phù hợp thực tế và quy định tại Nghị quyết 128/NQ

    2025-01-27 04:27

网友点评