发布时间:2025-01-10 10:58:44 来源:88Point 作者:World Cup
Hệ thống kế toán thống nhất và minh bạch
KBNN là đơn vị thực hiện chức năng quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính khác,ướngtớimôhìnhTổngkếtoánNhànướkết quả bóng đá nữ giao hữu tổ chức hệ thống thông tin theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong việc thu thập, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi quỹ NSNN, tình hình vay nợ và trả nợ vay của Chính phủ và các quỹ tài chính Nhà nước.
Do vậy, yêu cầu KBNN vận hành theo mô hình Tổng KTNN là phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước cũng như khả năng tuân thủ các phương pháp và nguyên tắc kế toán theo thông lệ quốc tế. Mục tiêu xây dựng và triển khai mô hình Tổng KTNN nhằm xây dựng hệ thống KTNN thống nhất, áp dụng công nghệ hiện đại, hạch toán theo thông lệ quốc tế, đảm bảo yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công; Ghi nhận, tổng hợp và trình bày hệ thống thông tin tài chính, kế toán quốc gia, phản ánh đầy đủ các đối tượng kế toán nhà nước… đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, công khai và minh bạch.
Tiến tới năm 2020, KBNN triển khai thực hiện Tổng KTNN với các chức năng: thu thập, phân loại, hợp nhất, cung cấp và trình bày các thông tin tài chính, kế toán của tất cả các đơn vị thuộc hệ thống KTNN. Đây sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm công bố và cung cấp các số liệu tài chính, KTNN, đồng thời lưu trữ cơ sở dữ liệu kế toán tập trung, đảm bảo an toàn, bảo mật.
Dự kiến đối tượng của mô hình Tổng KTNN là dự toán và phân bổ dự toán kinh phí các cấp; Tiền và các khoản tương đương tiền của Nhà nước và các đơn vị; Các khoản thu, chi NSNN theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước và của các đơn vị kế toán nhà nước khác; Các khoản nợ và tình hình xử lý nợ của Nhà nước; Các khoản kết dư NSNN các cấp; Các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn, nguồn vốn của Nhà nước tại DN; Các khoản thanh toán trong và ngoài của các đơn vị kế toán nhà nước; Tài sản và tình hình sử dụng tài sản dự trữ nhà nước; Tài sản được xác lập thuộc sở hữu nhà nước và tài nguyên quốc gia.... |
Trên cơ sở đó, dự kiến từ năm 2013-2015 KBNN sẽ xây dựng Nghị định hướng dẫn thực hiện với các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, đến các chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chế độ kế toán, đơn vị tiền tệ và kỳ kế toán, tổ chức thông tin và chế độ báo cáo đầu ra, đầu vào của Tổng kế toán... để Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành. Nghị định này nhằm đảm bảo theo dõi đầy đủ các đối tượng kế toán gồm số liệu thu, chi NSNN; tình hình hiện có và sự vận động tài sản, nguồn hình thành tài sản, nguồn vốn, quỹ của Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp; tình hình vay nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương... Đồng thời, triển khai và vận hành hệ thống thông tin kế toán trên cơ sở ứng dụng CNTT đảm bảo xử lý các thông tin về tài chính, kế toán của Nhà nước cũng như đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu kế toán.
Xây dựng chuẩn mực kế toán công
Hiện nay, tại hệ thống KBNN các thông tin về thu, chi NSNN và nghiệp vụ KBNN được triển khai trên Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và bước đầu đã triển khai thành công tại 45 tỉnh, thành phố.
Mục tiêu từ năm 2012 đến 2015 phát triển TABMIS theo hướng các đơn vị dự toán thực hiện đầy đủ chức năng phân bổ ngân sách; mở rộng phạm vi mã quỹ, xây dựng các mẫu biểu chỉ tiêu báo cáo của tổng kế toán nhà nước; xác định yêu cầu và truy cập vào hệ thống các thông tin đầu vào để kết xuất các thông tin báo cáo theo yêu cầu. Từ năm 2015 trở đi, phát triển hệ thống và quy trình kế toán, xem xét thực hiện kế toán dồn tích đầy đủ theo chuẩn mực kế toán công quốc tế trong phạm vi, đối tượng phù hợp.
KBNN cho biết, trong thời gian tới cần xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam phù hợp với các yêu cầu hội nhập kinh tế của đất nước, đồng bộ với việc cải cách đổi mới chính sách quản lý kinh tế (ngân sách, tài chính) của Việt Nam, đồng thời chuẩn mực kế toán công sẽ là một trong các điều kiện để triển khai Tổng KTNN. Đây sẽ là căn cứ để cung cấp hệ thống thông tin tài chính kịp thời, trung thực của Chính phủ nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả tính công khai minh bạch trong quản lý các nguồn lực của Chính phủ.
Chuẩn mực kế toán công sẽ áp dụng cho các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thu, chi NSNN các cấp; các cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức, đơn vị khác chịu sự kiểm soát của Chính phủ không phụ thuộc đối tượng áp dụng của chuẩn mực kế toán DN.
T.Hằng
相关文章
随便看看