【armenia vs latvia】Trung Quốc đang tranh thủ sự ủng hộ của một số nước ASEAN
Từ lâu,ốcđangtranhthủsựủnghộcủamộtsốnướarmenia vs latvia Trung Quốc và một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei có những tranh chấp về chủ quyền ở khu vực Biển Đông, nhất là từ khi Trung Quốc đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” và có những hành động làm thay đổi hiện trạng và quân sự hóa Biển Đông thì tranh chấp càng trở nên gay gắt. Để có thêm “đồng minh” ủng hộ mình, Trung Quốc đang tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của một số nước ASEAN.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Lào.
Trung Quốc thông báo nước này đã đạt được thỏa thuận 4 điểm với 3 nước Lào, Campuchia và Brunei về vấn đề Biển Đông rằng tranh chấp trên Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, không nên để nó ảnh hưởng tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Theo Xinhua, trong thỏa thuận 4 điểm nêu trên, các nước đồng ý rằng các quốc gia có quyền lựa chọn cách riêng để giải quyết tranh chấp; không nên có nỗ lực đơn phương áp đặt chương trình nghị sự lên nước khác; các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải cần phải được giải quyết thông qua tham vấn và đàm phán của các bên liên quan trực tiếp; Trung Quốc và ASEAN nên duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông thông qua hợp tác, và các nước ngoài khu vực đóng vai trò xây dựng trong vấn đề đó. Đây được coi là động thái ngoại giao để Trung Quốc tranh thủ sự ủng hộ của một số nước ASEAN trước khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.
Một điều dễ nhận thấy rằng, mức độ tham gia của ASEAN trong thỏa thuận 4 điểm là rất yếu ớt, vì chỉ có 3 trong tổng số 10 quốc gia thành viên tham gia. Ba thành viên Lào, Campuchia và Brunei không nằm trong số 5 nước sáng lập ASEAN và chiếm dưới 4% dân số và tổng sản lượng kinh tế của ASEAN. Hai trong ba nước không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, trong khi cả ba không phải là các nước có tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng lớn trong khu vực như Singapore hay Indonesia - quốc gia đông dân nhất ASEAN, có nền kinh tế chiếm gần một nửa sản lượng kinh tế của hiệp hội. Hơn nữa, ba nước Lào, Campuchia và Brunei vốn có lập trường khá gần với Trung Quốc từ trước khi ký thỏa thuận. Qua đây cho thấy, Bắc Kinh có chủ ý để chứng minh rằng họ vẫn còn bên ủng hộ trong ASEAN mặc dù đã tiến hành các hành động xâm chiếm trên Biển Đông, chứ không đạt được sự đồng thuận chân thành với phần lớn thành viên ASEAN.
Mặc dù sự ủng hộ Trung Quốc giành được khá nhỏ, nhưng vai trò của ba nước Campuchia, Lào và Brunei trong khu vực ASEAN không phải là không đáng kể. Lào giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm nay, có ảnh hưởng lớn đến vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận như thế nào tại ASEAN. Còn nhớ vào năm 2012, với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Campuchia đã từ chối đề cập tới những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, khiến ASEAN lần đầu tiên không thể đưa ra tuyên bố chung khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh.
Ý đồ trên của Trung Quốc cho thấy nước này đang sử dụng sức mạnh kinh tế đang tăng trưởng như đòn bẩy để thu hút ủng hộ ngoại giao và chia rẽ ASEAN. Không phải ngẫu nhiên khi thỏa thuận 4 điểm được công bố sau chuyến công du ba nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, và tại mỗi điểm dừng chân đều có những thông báo về các sáng kiến kinh tế mới hoặc đang tiến hành của Trung Quốc với những nước đó. Với Brunei, Trung Quốc cam kết sẽ mở rộng quan hệ kinh tế song phương. Đầu tư của Trung Quốc vào Brunei đã tăng 50% từ năm 2014 đến năm 2015, trong khi giá trị của các dự án Trung Quốc cũng tăng gấp 50 lần cùng kỳ. Còn Campuchia lệ thuộc vào Trung Quốc về cả viện trợ, thương mại và đầu tư. Trung Quốc là nhà cung cấp viện trợ nước ngoài lớn nhất cho Campuchia kể từ năm 2010. Trung Quốc và Lào đã cam kết phát triển hơn nữa đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Hai nước đang triển khai dự án đường sắt nối liền giữa hai quốc gia.
TRUNG HƯNG tổng hợp
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/746f798965.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。