您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【socidad vs】10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2013 正文

【socidad vs】10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2013

时间:2025-01-10 19:51:21 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn D socidad vs

thu tuong du hoi nghị nganh tai chinh 2013

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước 2013,ựkiệnnổibậtcủangànhTàichínhnăsocidad vs Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá: Những nỗ lực và thành quả của ngành Tài chính trong năm qua đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước. Ảnh: mof.gov.vn

Năm 2013, ngành Tài chính cũng đã ghi dấu ấn bởi nhiều kết quả nổi bật trên tất cả các mặt công tác như công tác tin học hóa, hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; công tác quản lý giá; sự phát triển vững chắc của thị trường chứng khoán và bảo hiểm; công tác đảm bảo an sinh xã hội;… đã được ngành Tài chính thực hiện hết sức hiệu quả. Trước những kết quả đó, các cơ quan báo chí ngành Tài chính đã bình chọn 10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2013 như sau:

1. Thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách trong điều kiện khó khăn nhất

Năm 2013, việc thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách trong điều kiện phát sinh nhiều khó khăn, thách thức, toàn ngành Tài chính đã chủ động, quyết liệt với quyết tâm cao nhất để thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách năm 2013. Ngoài sự nỗ lực, chủ động cố gắng của toàn ngành Tài chính, việc thực hiện nhiệm vụ tài chính- NSNN còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành; sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp,… Tính đến ngày 31/12/2013, số thu NSNN cả năm (kể cả ghi thu - ghi chi ngoài dự toán) đã vượt qua mốc 100% dự toán.

Trong điều kiện thu ngân sách gặp khó khăn, NSNN vẫn luôn đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội năm 2013, thực hiện chính sách tăng lương cơ sở theo đúng kế hoạch đề ra và bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Đồng thời, Bộ Tài chính đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách cho các đối tượng thụ hưởng.

2. Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT index 2013

Theo đánh giá chỉ số xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam 2013 (Vietnam ICT Index 2013) do Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT và Hội Tin học Việt Nam công bố, trong khối các Bộ, ngành, Bộ Tài chính đã vượt qua Bộ Công Thương để chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng với chỉ số Index là 0.7987 (Năm 2012 - Bộ Tài chính đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng). Vietnam ICT Index được xây dựng dựa trên 4 nhóm tiêu chí lớn là: Hạ tầng kỹ thuật/Ứng dụng/Hạ tầng nhân lực/Môi trường tổ chức chính sách. Coi công nghệ thông tin (CNTT) như là một cú hích, tạo đà đẩy mạnh cung cấp dịch vụ tài chính điện tử cho người dân và doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã nỗ lực, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT trong hoạt động tác nghiệp, từng bước hoạch định và xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ quản lý. Với các kết quả đã đạt được, Bộ Tài chính luôn được ghi nhận là đơn vị có nhiều năm liền triển khai ứng dụng CNTT có hiệu quả.

3. Công tác thực hiện pháp luật về giá đã góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Bộ Tài chính đã tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý giá, qua đó xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, kịp thời áp dụng các biện pháp bình ổn thị trường. Kiên trì thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện, than, xăng dầu, dịch vụ công theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát; thông tin tuyên truyền công khai minh bạch hóa chi phí, giá sản xuất, tiêu thụ điện, than, xăng dầu, dịch vụ công,... tạo sự đồng thuận trong xã hội. Nhờ vậy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ước cả năm tăng 6,2-6,3% là mức tăng thấp trong 10 năm qua.

4. Hoàn thiện thể chế về quản lý và giám sát DNNN

Đẩy mạnh triển khai Quyết định 929/2012/QĐ-TTg của Chính phủ về tái cơ cấu DNNN, Bộ Tài chính đã giao Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì soạn thảo và được Chính phủ ban hành nhiều nghị định quan trọng liên quan đến DNNN. Đó là Nghị định 61/2013/NĐ-CP về giám sát; Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; Nghị định 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC; Nghị định 189/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN; Nghị định 206/2013/NĐ-CP về Quản lý nợ DNNN. Đây là một trong những việc quan trọng nhằm hoàn thiện thể chế, và lấp đầy những khoảng trống trong quản lý giám sát DNNN.

5. Thành công nổi bật trong xây dựng hệ thống pháp luật về tài chính

Trong năm 2013, có nhiều Luật của ngành Tài chính chính thức có hiệu lực như: Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Luật Dự trữ Quốc gia; Luật Giá; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí (sửa đổi). Các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật cũng được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và trình Chính phủ ban hành, tạo hành lang pháp lý trong quá trình thực hiện.

6. Hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển

Nhiệm vụ huy động vốn thông qua phát hành TPCP được giao trong năm 2013 khá lớn, tuy nhiên Bộ Tài chính đã triển khai có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả năm 2013 đã phát hành được 181.093 tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch, góp phần đảm bảo nhu cầu cho cho NSNN và cho đầu tư phát triển.

7. Tổ chức triển khai quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua hệ thống KBNN

KBNN triển khai quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua hệ thống KBNN. Việc quản lý, kiểm soát cam kết chi là một trong những cơ sở để có thể chuyển từ kế toán tiền mặt tiến tới kế toán dồn tích, qua đó góp phần thực hiện cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát cam kết chi hỗ trợ việc kiểm soát chi tiêu ngân sách, ngăn chặn nợ đọng, góp phần đảm bảo an ninh tài chính; từng bước đưa các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khu vực công vào quản lý tập trung nhằm mục tiêu có thể đàm phán với họ để giảm giá bán hàng hoá dịch vụ cho khu vực công. Bên cạnh đó, quản lý kiểm soát cam kết chi cũng góp phần nâng cao chất lượng dự báo luồng tiền để quản lý ngân quỹ an toàn, hiệu quả.

8. Chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử

Ngày 02/01/2013, Tổng cục Hải quan đã công bố chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) tuân thủ theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP, sau 7 năm thí điểm. Việc triển khai TTHQĐT sâu rộng tại 34/34 cục hải quan tỉnh, thành phố là một bước tiến dài của ngành Hải quan chuyển từ thủ tục hải quan thủ công truyền thống sang tự động hóa. Việc triển khai thủ tục hải quan điện tử đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

9. Năm 2013 hoạt động của thị trường chứng khoán vừa giữ được tốc độ tăng trưởng cao, vừa đẩy mạnh tái cấu trúc thị trường chứng khoán và công ty chứng khoán

Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, song TTCK vẫn có sự phát triển cao với giá trị giao dịch cổ phiếu bằng 30% và là một trong 10 TTCK có mức tăng trưởng nhanh trên thế giới; giao dịch trái phiếu được bình chọn là thị trường phát triển tốt nhất Châu Á, chỉ số VN Index tăng 22%, giá trị vốn hoá thị trường đạt 31% GDP. Khung pháp lý đối với hoạt động của thị trường chứng khoán đã được hoàn thiện, góp phần hoàn chỉnh thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; thực hiện một bước quan trọng công tác cấu trúc TTCK; tạo kênh huy động vốn cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp; đồng thời cũng là kênh đầu tư và thu hút vốn trong và ngoài nước hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển; góp phần thúc đẩy công tác cổ phần hóa.

10. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam đã trải qua 20 năm phát triển vững chắc và là lĩnh vực có mức độ mở cửa, hội nhập quốc tế nhanh nhất trong thị trường khu vực

Năm 2013 là năm thứ 20 thành lập và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự có mặt của 59 doanh nghiệp bảo hiểm, hơn 800 sản phẩm. Thị trường bảo hiểm luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao với tỷ lệ tăng doanh thu bảo hiểm gốc bình quân 10 năm qua đạt trên 16%, đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trên 22%. Khung khổ pháp lý đối với thị trường bảo hiểm đã hoàn thiện, năng lực tài chính, quản trị và quản lý giám sát đã được nâng cao. Đây cũng là một lĩnh vực có mức độ mở cửa thị trường nhanh nhất trong lĩnh vực tài chính với sự hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài lớn trên thế giới. Năm 2013 đã đánh dấu hai sự kiện quan trọng, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị các cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN lần thứ 16; và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định lấy ngày 18/12 hàng năm là Ngày Thị trường Bảo hiểm Việt Nam.

Đ.T