Vay được 1 triệu đồng đi tái khám,ợháiớtthuêxingiúptriệuđồngcứuchồngkhỏitànphếnhận định cúp đức cuối cùng anh Phạm Văn Viên (679 ấp Khánh Hòa, xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang) phải tái nhập viện vì nhiễm trùng vết thương khá nặng. Bác sĩ biết hoàn cảnh đã giúp anh 2 triệu đồng nhập viện. Nhập viện cho chồng xong rồi, chị vợ loay hoay không biết kiếm đâu ra hơn 30 triệu đồng để điều trị tiếp. Nhiễm trùng nặng sau mổ Khi chúng tôi tới Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy hỏi thăm, chị Lê Thị Phiếp đang cố ép chồng ăn thêm mấy muỗng cơm. Chị gắp hết thức ăn trong suất của mình nhường cho chồng. Chị hy vọng chồng có sức chuẩn bị cho ca phẫu thuật sắp tới. Nỗi lo lắng của chị Phiếp là có cơ sở, bởi nếu không được phẫu thuật và điều trị cẩn thận, có thể anh sẽ trở nên tàn phế. Mấy năm nay, người đàn ông trụ cột ấy chỉ có thể quanh quẩn ở nhà làm những việc lặt vặt. Tất cả chỉ vì cả hai khớp háng của anh đều bị hư phải thay. Lần thứ nhất cách đây 1 năm, sau khi thay khớp háng trái, anh đã không còn bị căn bệnh hành hạ đau nhức. Việc đi lại thuận tiện hơn rất nhiều.
Điều may mắn không đến với anh Viên khi 1 năm sau, phía bên chân phải của anh đau nhức và tê cứng đi không nổi. Đêm nào anh cũng thao thức tới gần sáng bởi bệnh hành hạ. Gom góp được 15 triệu đồng, vợ chồng anh đưa nhau đến bệnh viện. Bác sĩ có chỉ định phẫu thuật thay nốt khớp háng còn lại. Mổ xong, về nhà được ít ngày, tình trạng vết thương chảy dịch, đau đớn, anh không thể vận động được. Chị Phiếp lại chạy đôn chạy đáo vay được 1 triệu đồng đưa chồng lên bệnh viện tái khám. Tưởng tái khám xong rồi về, nào ngờ anh lại phải nhập viện. “Nghe bác sĩ nói nhập viện gấp, tôi xin về kiếm tiền vì trong túi chỉ có 1 triệu bạc. Bác sĩ nói nếu mà đưa về để lâu có thể phải tháo cả khớp háng. Rồi thấy tội nghiệp bác sĩ cho 2 triệu đồng đóng tạm ứng nhập viện. Tôi về nhà cũng chỉ vay được thêm 3 triệu nữa, mà dự tính chi phí của anh trên 30 triệu đồng”, chị Phiếp lo lắng. Vợ bẻ ớt, làm cỏ thuê nuôi cả gia đình Từ khi chồng bị bệnh không thể làm được việc, mọi công việc trong nhà đều đến tay chị Phiếp. Hoàn cảnh gia đình nghèo không có căn nhà để ở, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp tiền để xây nhà, chị phải mượn đất của cậu để dựng ở tạm. Hai vợ chồng có 3 đứa con nhỏ, đứa lớn nhất mới học lớp 5, đứa nhỏ nhất mới chỉ 4 tuổi. Mấy năm nay, một mình chị Phiếp chỉ lo sinh hoạt phí cho gia đình 5 miệng ăn đã quá khó khăn. Tiền công làm ngày nào xài hết ngày đó, thậm chí nhiều lúc phải vay mượn thêm. Sáng đi làm thuê, chiều về mua gạo, mớ rau con cá lo bữa cơm cho gia đình. Cái đói cái nghèo mấy năm nay gia đình chị vẫn chưa thoát được. Một mình chị Phiếp không thể nào kiếm đủ tiền để lo cho gia đình và tiền chữa bệnh cho chồng. Lần thứ nhất anh Viên phẫu thuật, hiện vẫn còn khoản nợ cũ hơn 10 triệu đồng chưa trả hết. Lần này, gia đình họ lại phải đối mặt với nguy cơ cao hơn. Hiện anh Viên đang cần một khoản tiền lớn để điều trị nếu như không muốn trở thành người tàn phế. Chia sẻ với chúng tôi, bác sĩ Ngô Thanh Nghị, người trực tiếp điều trị cho anh Phạm Văn Viên nói: “Cách đây 1 tháng bệnh nhân đã phẫu thuật thay khớp háng còn lại. Khi về nhà bị nhiễm trùng nặng phải nhập viện điều trị. Chúng tôi đã mổ cắt lọc hoại tử, tuy nhiên vết thương vẫn chưa lành, dự kiến thứ 2 tới sẽ mổ lại, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Chi phí điều trị nhiều vì phải điều trị lâu. Chúng tôi cũng đã kêu gọi ủng hộ nhưng cần sự chia sẻ rộng hơn. Tiên lượng sau điều trị, bệnh nhân có thể đi lại sinh hoạt bình thường”. Đức Toàn
Cụ bà 86 tuổi mong có gạo cho chồng mù và con trai tàn phếMặc dù đã 86 tuổi, mắt mờ chân yếu nhưng cụ Nhàn phải chăm chồng mù cùng đứa con trai tàn phế trong cảnh đói rách, thiếu thốn đủ bề. |