Thiệt hại kép Ông Nguyễn Gia Tường - Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) - cho biết,ếVATchosảnxuấtphânbóbxh hạng nhất thổ nhĩ kỳ khi triển khai Luật số 71 từ ngày 1/1/2015, DN phân bón thuộc đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), nghĩa là khi mua nguyên vật liệu và các chi phí đầu vào khác, đơn vị sản xuất phân bón vẫn phải mua với giá có thuế VAT như trước nhưng lại không được nhà nước hoàn phần thuế VAT đầu vào. Đã thế, khi bán sản phẩm còn không cộng thêm thuế VAT. Vì vậy, doanh nghiệp (DN) phải tính phần thuế VAT không được hoàn vào giá thành sản phẩm để xây dựng giá bán. Dẫn tới, giá thành sản xuất phân bón sẽ tăng tương đương với phần thuế VAT đầu vào mà nhà nước không hoàn lại cho DN như trước. Ông Tường dẫn thêm con số, nếu không được nhà nước hoàn phần thuế VAT đầu vào, năm 2015 các đơn vị của Vinachem sẽ phải gánh thêm khoảng 1,785 nghìn tỷ đồng. Điều đáng quan ngại hơn, theo tính toán sơ bộ, nếu áp dụng Luật 71, giá thành sản xuất phân đạm ure tăng khoảng 7,62%, phân bón DAP tăng 7,8%, phân lân nung chảy tăng 8%, supe lân tăng 6,8%. Điều này sẽ làm giảm sức cạnh tranh về giá của phân bón sản xuất trong nước so với phân bón nhập khẩu. Đồng thời, khi giá thành phân bón tăng, DN ắt sẽ phải tăng giá bán. Ông Nguyễn Duy Khuyến - Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao - khẳng định, nếu áp dụng Luật 71, năm 2015 công ty sẽ chịu thêm chi phí ước tính khoảng 180 tỷ đồng. Tuy nhiên, thiệt hại của Supe Lâm Thao không phải là lớn so với những đơn vị mới đi vào hoạt động, phải chịu khấu hao lớn như Nhà máy Phân bón DAP Hải Phòng, Nhà máy đạm Ninh Bình… Ông Nguyễn Văn Sinh - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên DAP Hải Phòng - cho biết, năm 2015, công ty dự kiến lãi khoảng 70 tỷ đồng. Nhưng khi áp dụng theo Luật 71 thì công ty sẽ lỗ 223 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, công ty đã thực hiện mọi biện pháp tiết giảm chi phí, kể cả giảm lương của người lao động. Chính vì thế, đã có hàng chục công nhân xin nghỉ do bị giảm lương quá nhiều. Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Trong đó quy định, từ ngày 1/1/2015 các mặt hàng: Phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp… thuộc đối tượng không chịu thuế VAT từ khâu nhập khẩu đến khâu sản xuất, thương mại bán ra. |
Đưa trở lại mức thuế suất bằng 0% Trước phân tích của các đại biểu, ông Nguyễn Hạc Thúy- Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng như đồng loạt các DN thống nhất kiến nghị: Thứ nhất,bổ sung, sửa đổi Luật 71/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 đưa mặt hàng phân bón chịu thuế VAT chuyển sang đối tượng chịu thuế VAT với mức thuế suất bằng 0%. Thứ hai,cho hoàn thuế VAT các DN sản xuất, nhập khẩu đã đóng thuế trước ngày 1/1/2015. Thứ ba, song song với việc điều chỉnh, sửa đổi Luật 71, cần ban hành nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện luật thuế mới. Ghi nhận những ý kiến của tất cả các bên, đặc biệt là của các DN phân bón tại hội thảo, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) - cho biết: Bộ Tài chính ghi nhận tất cả những ý kiến của các đại biểu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, ông Thi cũng nhấn mạnh, những thiệt hại mà các DN đưa ra tại hội thảo đều là sơ bộ, đề nghị các DN có tính toán khoa học và đưa ra số liệu thật cụ thể bằng văn bản. Từ đó, Bộ Tài chính sẽ có cơ sở để đánh giá. |