【kết quả gladbach】Thúc đẩy ngành Thủ công mỹ nghệ phát triển

时间:2025-01-12 09:53:57 来源:88Point

VHO - Trong những năm gần đây,úcđẩyngànhThủcôngmỹnghệpháttriểkết quả gladbach ngành thủ công mỹ nghệ có mức độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, bình quân khoảng 10%/năm, đóng góp không nhỏ vào tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Đây sẽ là một trong những ngành công nghiệp văn hóa cần được ưu tiên phát triển.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó thủ công mỹ nghệ được kỳ vọng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác.

Trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định thủ công mỹ nghệ là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa mà Việt Nam cần ưu tiên phát triển.

Theo số liệu của Bộ Công thương, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 2,35 tỷ USD, trong đó, có một số mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, như: các sản phẩm gốm sứ đạt 539 triệu USD; sản phẩm mây tre cói thảm đạt 484 triệu USD; sản phẩm thêu, dệt thủ công đạt 139 triệu USD.

Thúc đẩy ngành Thủ công mỹ nghệ phát triển - ảnh 1
Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh tế, có giá trị xuất khẩu cao

Một trong những địa phương phát triển mạnh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ là Hà Nội. Số liệu của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho thấy, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 47 ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống với đa dạng mặt hàng từ sơn mài, khảm trai, thêu ren, dệt lụa, đến gốm sứ, mây tre đan...

Với mạng lưới làng nghề rộng khắp từ thành thị tới nông thôn với hơn 6600 công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, 1.466 doanh nhân, 164 hợp tác xã, hơn 175.000 hộ sản xuất kinh doanh, hàng trăm nghệ nhân, thợ giỏi, cộng đồng sáng tạo, Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch kết nối sản phẩm làng nghề, đặc biệt là thủ công mỹ nghệ, góp phần tôn vinh, quảng bá, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực đưa ra nhiều chương trình kích cầu nhằm phục hồi thị trường du lịch, cả thị trường nội địa và quốc tế, tạo cơ hội để các làng nghề khôi phục hoạt động và đẩy mạnh sản xuất, xây dựng các tour, tuyến du lịch gắn với làng nghề truyền thống, ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống; gắn sản xuất với giữ gìn bản sắc văn hóa, lịch sử phát triển làng nghề để mỗi làng nghề trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa sống động.

Thúc đẩy ngành Thủ công mỹ nghệ phát triển - ảnh 2
Triển lãm chuyên đề tại Phòng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ Thủ đô

Các Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã được hình thành, giúp nâng cao năng lực trong hoạt động thiết kế sáng tạo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch. Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về quy trình sản xuất sản phẩm, quảng bá, giới thiệu về làng nghề... Trung tâm cũng là nơi bảo tồn và khôi phục, phát triển văn hóa thiết kế sáng tạo cho các sơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch.

Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, để ngành thủ công mỹ nghệ vượt qua những thách thức trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và các tiêu chí ngày càng cao của thị trường, Sở Công thương đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt là các hoạt động xúc tiến thương mại.

Sở đã giao cho Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm, như Hội chợ quốc tế Hanoi Gift Show, Hanoi Great Souvernirs nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, kết nối kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm TCMN.

Thúc đẩy ngành Thủ công mỹ nghệ phát triển - ảnh 3
Hà Nội có nhiều làng nghề với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được người tiêu dùng ưa chuộng

Các cuộc thi thiết kế sản phẩm thường xuyên được tổ chức, mỗi năm thu hút gần 200 tổ chức, cá nhân, nghệ nhân tham gia với khoàng 400 sản phẩm/bộ sản phẩm dự thi, qua đó nhằm lựa chọn sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu đáp ứng nhu cầu của du khách, khơi dậy sức sáng tạo của nghệ nhân, thợ giỏi, của các nhà thiết kế.

Những chất liệu mới được tạo ra, sự kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu trên một sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ vào thiết kế tạo ra những mẫu mã độc, lạ, nổi bật, có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao, những hoa văn, họa tiết và màu sắc độc đáo, đa dạng mục đích sử dụng, thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, nhiều loại hình đào tạo đã và đang được tổ chức để các nghệ nhân, thợ làng nghề, doanh  nghiệp được trang bị thêm kiến thức kinh doanh, phát triển sản xuất, quản trị doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, nhất là qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới…

Cùng với đó là nhiều hoạt động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để tiếp cận thị trường thế giới, từng bước ổn định thị trường xuất khẩu sản phẩm TCMN, hướng tới đưa thủ công mỹ nghệ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

推荐内容