Càng làm càng lỗ,ừnôngsảnếẩmnghĩgìvềtáicơcấunôngnghiệdu doan ket qua bong da toi nay nói sao với người nông dân? Trong phiên thảo luận tổ về tình hình - kinh tế xã hội chiều 25/5, ông Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại biểu (ĐB) Quốc hội tỉnh Lai Châu đặc biệt nhấn mạnh đến những khó khăn đã được dự đoán từ trước. Trước tiên, nông nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức. Dự báo về nông nghiệp đã xấu đi rất nhiều, đặc biệt là thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. “Không chỉ dưa hấu như chúng ta thấy vừa qua mà còn rất nhiều mặt hàng khác cũng ế ẩm… Nhiều DN cao su cho tôi biết , giá cao su lúc đỉnh cao là 150 triệu đồng/tấn, nay rớt chỉ còn 25 triệu đồng/tấn. Đáng lo ngại không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị khi ở một số nơi như miền Tây Bắc, chúng ta phát động trồng cây cao su. Nay bà con mới trồng vài năm còn chưa thu hoạch thì giờ càng làm càng lỗ, vậy ta phải nói thế nào…?”, ông Bùi Quang Vinh nói. Năm 2014: Năm đầu tiên đạt gần trọn vẹn các chỉ tiêu Đại biểu Bùi Quang Vinh cho rằng, năm 2014 là năm thành công của Chính phủ nói riêng và của cả nước nói chung. Tình hình kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định với lạm phát thấp, tỷ giá ổn định, cán cân thanh toán thặng dư… Năm 2014 là năm đầu tiên trong nhiệm kỳ hoàn thành gần như trọn vẹn 14/14 chỉ tiêu (một chỉ tiêu chưa đạt là lao động qua đào tạo, tuy nhiên nhiều ý kiến đề nghị xem xét các bất hợp lý trong cách đánh giá), trong đó nhiều chỉ tiêu vượt rất xa, như chỉ tiêu thu ngân sách. Sang quý 1/2015, các số liệu tiếp tục minh chứng cho sự đi lên vững chắc. Nhiều tổ chức quốc tế đều dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,2% trong năm nay. Ngay cả với xuất khẩu gạo cũng đang gặp một loạt khó khăn. Chúng ta mạnh về số lượng nhưng kém về chất lượng, không đủ cạnh tranh với các nước. Một xu hướng đáng ngại là một số nước như Indonesia đã bắt đầu chính sách bảo hộ nông nghiệp, giảm nhập khẩu và khuyến khích sản xuất trong nước. Đặc biệt thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của ta là Trung Quốc cũng đang bị thu hẹp. Để giải quyết tình trạng thừa gạo, Trung Quốc đã thu hẹp quota nhập khẩu, khuyến khích người dân Trung Quốc dùng gạo Trung Quốc. Mất thị trường này là rất đáng ngại khi mỗi năm nước ta xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo. Một nguy cơ khác là nhiều nước trước nay chỉ nhập khẩu nay lại chuyển sang xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Pakistan, hay ngay cả Campuchia… “Vậy, chúng ta nghĩ gì về tái cơ cấu nông nghiệp?”, đại biểu Vinh nêu câu hỏi. Nêu ví dụ khác với cây thanh long, ông Vinh cho biết diện tích quy hoạch tại Bình Thuận là 15.000 ha nhưng nay đã tăng lên 25.000 ha. “Như vậy làm sao không ế? Nông dân của ta có phong trào đua nhau làm và rồi đua nhau 'chết' ”, ông Vinh nói. Tăng trưởng nông nghiệp suy giảm sau khi có đề án tái cơ cấu Vấn đề nông nghiệp cần được bàn bạc căn cơ, thấu đáo hơn ngay trong năm nay. Nếu không được tháo gỡ mạnh, đến tháng 10 chúng ta sẽ thấy tăng trưởng của Việt Nam bị chậm lại do nông nghiệp, ông Vinh nhấn mạnh. ĐB Võ Kim Cự phát biểu tại phiên họp tổ. Cùng quan điểm với ĐB Bùi Quang Vinh, ĐB Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) đánh giá cao kết quả kinh tế - xã hội năm 2014, tuy nhiên bày tỏ nhiều lo lắng khi kết quả tái cơ cấu nông nghiệp còn chưa đạt như mục tiêu, có nơi này, nơi khác còn buông lỏng. Sự suy giảm trong tăng trưởng nông nghiệp hiện nay càng đáng quan tâm khi xảy ra sau khi có đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Theo ĐB Võ Kim Cự, tiêu thụ trong nông sản quyết định hoàn toàn kết quả. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nông sản của người nông dân hiện nay rất bấp bênh vì không có kế hoạch chỉ đạo bài bản và căn cơ. "Nông nghiệp đã khó, nông dân lại càng khó. Chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng này nên họ chưa thể thoát ra được sự luẩn quẩn". “Rất tiếc đề án tái cơ cấu nông nghiệp của chúng ta chủ trương rất đúng, được kỳ vọng nhiều, nhưng việc thực hiện có lúc còn buông lỏng, còn dừng ở lý thuyết hơi nhiều”, ĐB Võ Kim Cự nhận xét. Hoàng Yến |