Đó là tiết lộ của một vài người chuyên bán rong hoa quả khi vào thời điểm đầu vụ tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội.
Lãi tiền triệu/ngày nhờ bán hoa quả đầu mùa
10h,ậnchátđầumùaChịhàngrongngàythuchụctriệkèo nhà cái trực tiếp bóng đá hôm nay Nguyễn Văn Trung, một người chuyên bán hoa quả trên chiếc xe đạp thồ tại khu vực Tôn Thất Tùng (Đống Đa, Hà Nội) vừa ngồi ăn bát bún ngan vừa tranh thủ liếc qua chỗ để xe hàng rong chất đầy nhót trong hai chiếc sọt, xem có khách mua không.
Ăn được quá nửa bát bún, anh vơ lấy chiếc điện thoại rồi nói một mạch: “Mai lên đi, anh dẫn đi bán kèm nhót mùa này đầu mùa giá lấy vào chỉ khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg mà bán ra toàn 200.000 đồng/kg. Giờ đều đặn ngày nào anh chẳng bán được 10 - 15 triệu tiền nhót. Lãi lắm, chứ cô ở quê đi làm công nhân tháng lương không bằng một ngày anh đi bán hoa quả dạo trên này”.
Nghe thấy vậy, tôi bán nghi nên hỏi lại: “Anh bán hoa quả mà kiếm được nhiều tiền thế ạ?” thì nhận được câu trả lời: “Chẳng thế thì không à”. Sau đó, anh cho biết, cuộc điện thoại lúc nãy là anh nói chuyện với em gái ở quê để thuyết phục cô ấy lên đây bán hàng như anh cho bớt khổ. Nhưng cô em gái còn đắn đo, lo không bán được hàng.
Dân bán rong tiết lộ khoản lãi khủng từ công việc bán hoa quả đầu mùa
Anh Trung có thâm niên bán hoa quả dạo trên các con phố ở khu vực Đống Đa gần 3 năm nay. Ngày thường, anh đều đặn thu từ 500.000 đến 1 triệu đồng tiền lãi, sau khi trừ hết chi phí. Tuy nhiên, vào những ngày hoa quả mới đầu vụ, số tiền lãi cao gấp cả chục lần.
“Người dân Hà Nội thích hoa quả đầu mùa bất chấp giá của chúng đắt đỏ đến mức nào. Mỗi người mua vài lạng một, hiếm lắm mới có người mua cả cân. Nhưng đứng từ sáng đến 8 giờ tối tôi cũng cũng được 50 - 70 kg nhót. Đặc biệt, hàng không bao giờ ế”, anh Trung khoe.
Chị Lê Thị Tưởng chở mận non đi bán rong trên chiếc xe máy, với hai sọt mận đầy ắp ở đường Láng (Đống Đa). Chị cho biết, mận đầu mùa tuy có vị chua, chát, nhưng là hàng hiếm nên bán khá chạy.
Giá hiện tại là 20.000 đồng/lạng, khách thường mua từ 0,5 - 1kg nên một ngày chị thường bán được khoảng 1 tạ mận Sơn La. Mỗi ngày chị kiếm được gấp cả chục lần tiền lãi vào thời điểm mận giữa và cuối mùa.
Hám quả đầu mùa, dân Hà thành hớ nặng
Theo ghi nhận của PV, hiện nay trên một số tuyến phố ở Hà Nội như: Xã Đàn, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, đường Láng (Đống Đa), Nguyễn Xiển, Giải Phóng (Hoàng Mai),... xuất hiện khá nhiều các hàng bán mận, bán nhót trên những chiếc xe thồ, giá bán dao động từ 180.000 - 200.000 đồng/kg, tùy loại. Khách mua bán tấp nập.
Thực tế, theo ghi nhận tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), mận, nhót đang là hai loại quả hot nhất chợ, được dân buôn hoa quả bán rong, bán lẻ tại các chợ tranh nhau mua.
Chị Nguyễn Thị Nga, một đầu mối chuyên đổ buôn mận ở chợ đầu mối Long Biên, cho biết, mận Mộc Châu (Sơn La) đầu mùa vẫn còn hiếm, thế nên sáng sớm nào cũng vậy, cứ xe mận về tới chợ là dân buôn tranh nhau lấy hàng. Cả một xe mận mấy tấn chỉ vèo một cái đã hết nhẵn.
“Dân buôn vẫn đến đây lấy hàng, mỗi người lấy khoảng 1 tạ với giá 50.000 - 80.000 đồng/kg tùy loại. Song, chỉ cần ra đến khỏi cổng chợ có khách hỏi mua, ngay lập tức họ đã bán được giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Thậm chí, nếu gặp mối khách là đàn ông, họ còn bán được với giá 250.000 đồng/kg”, chị Nga chia sẻ.
Tương tự, theo các tiểu thương khác tại chợ đầu mối Long Biên, nhót ở mạn Hà Tây cũ cũng là loại quả mới vào mùa được đổ buôn với giá 30.000 - 50.000 đồng/kg, loại ngon nhất ở mức 60.000 đồng/kg, nhưng khi bán lẻ ngoài phố giá bị thổi lên 180.000 - 200.000 đồng/kg.
“Dân Hà thành cứ thích là mua, nhiều khi chẳng để ý đến giá cả, nhất là với hoa quả đầu mùa. Thế nên, họ thường bị hớ nặng ”, anh Quân, một đầu mối chuyên đổ buôn hoa quả tại chợ Long Biên, cho hay.
Chị Trần Thị Ngọc Phương ở Thái Hà (Đống Đa) cũng chia sẻ, hôm qua ra phố thấy hàng nhót căng mọng, chín đỏ liền tạt xe vào lề đường mua hẳn 1,5kg với giá 300.000 đồng về ăn cho bõ cơn thèm. “Sáng nay lên cơ quan tôi lại mua thêm mấy lạng nữa để chia cho đồng nghiệp vì thèm”, chị nói, bất chấp mình vô tình đã bị "móc túi".
Theo Dân trí
Chất làm chín trái cây Ethephon có gây hại cho sức khỏe?