Ngày 26/2,ứubànchânchonữsinhCầnThơbịtainạngiaothôcoi trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh BS.CK2 Phạm Thanh Phong, Phó GĐ Chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừu cứu sống bàn chân cho nữ sinh 15 tuổi bị tai nạn giao thông. Nữ sinh N.H.K.H, 15 tuổi, quê Cần Thơ bị tai nạn giao thông và được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong tình trạng sưng đau, biến dạng đùi phải, vết thương dập nát vùng 1/3 dưới cẳng chân phải, lộ xương. | Bàn chân của nữ sinh trước khi phẫu thuật |
Sau mổ thám sát thấy bệnh nhân dập đứt động tĩnh mạch chày trước sau. Xác định bệnh nặng, quá khả năng chuyên môn nên Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ báo động đỏ liên viện, chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tại bệnh viện, bác sĩ xác định, bệnh nhi bị gãy hở gần lìa cẳng chân phải, gãy xương đùi phải. Bác sĩ cho biết, đây là bị tổn thương phức tạp gồm phần gân cơ xương, thần kinh, cũng như cả hai mạch máu quan trọng cung cấp máu cho cổ bàn chân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện của hội chứng thiếu máu cấp tính như ở bàn chân phải: da nhạt màu, bắt đầu tím, lạnh, mạch chày trước và chày sau mất, rối loạn cảm giác và vận động. Do thời gian tổn thương dài, gần 12 giờ nên khả năng tiên lượng đoạn chi rất cao. Tuy nhiên, ở bênh nhi này các yếu tố làm cho các bác sĩ phải cân nhắc phẫu thuật nối chi như: chỉ số xét nghiệm, tổng trạng còn cho phép một phẫu thuật nối chi, vị trí vùng tổn thương là 1/3 dưới cẳng chân nên khả năng khâu nối ít rủi ro, chưa có các dấu hiệu rối loạn đông máu. Đặc biệt, bệnh nhi tuổi còn rất trẻ. Bệnh nhi nhanh chóng được chuyển đến phòng phẫu thuật. | Bàn chân sau phẫu thuật |
BS.CK1 Nhâm Phúc Duy tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi. Khi phẫu thuật, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị gãy hở 1/3 dưới 2 xương cẳng chân, các gân cơ xung quanh tổn thương đứt rời gần hoàn toàn, đứt lìa động mạch chày sau, dập và tắc hoàn toàn động mạch chày trước. Sau khi bác sĩ phẫu thuật kiểm tra vùng bàn chân, các cơ vẫn còn đáp ứng với kích thích điện, vẫn còn khả năng cứu chữa được, nên quyết định thông nối lại mạch máu, tái lập lại tuần hoàn cho bàn chân, khâu nối lại mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu, cố định xương gãy. | Bác sĩ thăm khám nữ sinh H. |
Theo BS.CK2 Huỳnh Thống Em, Trưởng Khoa ngoại chấn thương chỉnh hình bệnh viện, cuộc phẫu thuật nối mạch máu vi phẫu khá khó khăn do kích thước của mạch máu rất nhỏ. Ê kíp phẫu thuật đã sử dụng bộ nối mạch vi phẫu để nối các mạch máu nhỏ. Đặc biệt, dùng dụng cụ này sẽ giảm nguy cơ xẹp miệng nối động mạch và tĩnh mạch, vốn có thể làm tăng nguy cơ tắc mạch chết phần chi nối. Thời gian khâu nối mỗi mạch máu chỉ từ 4- 6 phút, bề mặt nối đều nhau, ít rỉ máu miệng nối hơn, độ chính xác cao hơn so với nối bằng kim, chỉ khâu... Sau nối, mạch máu thông tốt và các chỉ số xét nghiệm đánh giá tổng quát sức khỏe của bệnh nhân trong giới hạn an toàn. Hiện bệnh nhân ổn định, vết mổ còn ít dịch thấm băng, bàn ngón chân hồng ấm, nhấp nháy đầu ngón dưới 2 giây, độ bảo hoà oxy đầu ngón 98%, bệnh giảm đau nhiều, các chỉ số xét nghiệm đều trở về trong giới hạn bình thường, mạch máu chi nối bắt được. Bé gái bị rắn độc cắn, lòi xương bàn chân ra ngoàiSau khi đưa tới 3 thầy lang chữa trị rắn cắn, vết thương ở chân bé gái bị mưng mủ, lở loét và lòi cả xương ra ngoài. |