【tỷ số burnley】Phụ huynh loay hoay vì con nghỉ tránh rét
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 16:21:59 评论数:
Bố mẹ đi làm,ụhuynhloayhoayvìconnghỉtránhrétỷ số burnley con cũng… đi làm
Khi nghe tin các trường mầm non, tiểu học tạm nghỉ vì thời tiết rét đậm, không ít các gia đình lâm vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, những gia đình có người thân ở gần thì còn nhờ cậy được, nhưng những gia đình cả hai vợ chồng từ xa ra thành phố lập nghiệp thì chỉ còn cách... kêu trời vì không biết gửi con ở đâu khi đi làm, thuê người trông trẻ thì không phải ngày một ngày hai mà tìm được. Vậy là đành “khăn gói” đưa con cùng đến cơ quan
Chị Nguyễn Ánh Tuyết (Công ty dịch vụ bay Miền Bắc, Gia Lâm, Hà Nội) tâm sự: “Cả hai vợ chồng tôi đều làm hậu cần ở cơ quan quân đội, thường thường mỗi buổi sáng là đưa con đến trường mầm non gửi cả ngày, đến chiều mới đón cháu, mấy hôm nay do nhiệt độ xuống dưới 10 độ C nên hai vợ chồng cứ bàn ra tính vào, đưa con về quê gửi ông bà thì quá xa (tận trong Nghệ An), cả hai cũng không thể xin nghỉ đột ngột để ở nhà trông con, vậy là đành phải xin cấp trên được đưa con theo vào nơi làm việc…”.
Trường hợp của vợ chồng anh Nguyễn Quốc Cường (Khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng vậy: “ Tôi làm ở công ty liên doanh nước ngoài, vợ tôi thì làm ngân hàng, công việc vô cùng bận rộn đã thế lại thêm việc trường học tạm thời cho các cháu nghỉ học, ban đầu hai vợ chồng không biết phải làm thế nào cuối cùng vợ đành đem con đến nhờ bác bảo vệ cơ quan trông giúp…”.
Học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học vì thời tiết khiến các bậc phụ huynh loay hoay tìm chỗ gửi con |
Làm nghề giữ trẻ thu nhập cao hơn... gia chủ
Nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng có thể đem con đến nơi làm việc. Vậy họ phải làm sao?
“Tôi làm phiên dịch cho một công ty nước ngoài, chồng tôi là sỹ quan xa nhà, chúng tôi có một bé gái 5 tuổi đang học tại trường mầm non Hoa Sen, 1 cháu đang học lớp 4. 3 ngày nay cả 2 cháu đều được nghỉ. Tôi lo mất ăn mất ngủ, không biết tính sao. Ông bà ở quê tuy không xa nhưng cũng là cán bộ nhà nước nên không trông giúp cháu được. Tôi đã phải nhốt cháu ở nhà một mình khi đi làm. Biết là để con ở nhà như vậy có rất nhiều nguy hiểm rình rập nhưng tôi không còn cách nào khác. Có khi đang làm việc mà giật mình thon thót vì lo con ở nhà, cũng may thời buổi thông tin hiện đại, cứ cách 10 phút tôi lại phải điện thoại về hỏi xem các cháu đang làm gì. Buổi trưa được nghỉ 2 giờ đồng hồ, dù công ty cách xa nhà gần hai chục cây số, lạnh cắt da nhưng vẫn phải chạy xe về nhà lo cơm nước cho con…”, chị Trần Thị Ngọc Anh, Liễu Giai, Cầu Giấy, Hà Nội nói.
Nhiều gia đình do có con còn quá nhỏ hoặc không có phương án nào khả quan hơn ngoài cách thuê người giữ trẻ đã không ngần ngại quảng cáo sẽ trả công hậu hĩnh cho những công ty môi giới việc làm nếu họ giới thiệu gấp cho gia đình được một bảo mẫu ưng y. Vậy là nhiều công ty “ăn nên làm ra” và cũng nhiều những cô, những bà bảo mẫu có thu nhập cao hơn cả giới trí thức.
“Nhà tôi có 2 cháu, một cháu đang học lớp 1 và một cháu đang gửi nhà trẻ. Việc nhốt các cháu ở nhà hay đem các cháu đến cơ quan là điều không thể. Tôi đã tìm thuê được một cô sinh viên hàng ngày cứ 7 giờ sáng có mặt trông nom, lo chuyện ăn uống cho 2 cháu, đến 17 giờ chiều khi hai vợ chồng tôi hết giờ làm việc thì cô bé cũng được nghỉ, tiền chúng tôi phải bỏ ra để thuê cô bé này làm bảo mẫu là 150.000 đồng/ngày, trong khi tiền lương của tôi chỉ được 80.000 đồng/ngày. Vậy mà vẫn phải đồng ý thuê vì nếu nghỉ việc đến khi nhà trường hoạt động trở lại, muốn xin được việc ưng ý là điều rất khó khăn…”, chị Nguyễn Bích Hiền, Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội trầm ngâm nói
"Đến cơ quan cùng mẹ thôi" |
Lợi dụng việc này, không ít các cơ sở trông giữ trẻ trái phép đã ra đời. Bảo mẫu của các cơ sở này có thể là những người đã về hưu hoặc những người không có việc làm
“Thu nhập của vợ chồng tôi không đủ để có thể thuê một người giữ trẻ riêng với giá mà họ đưa ra là 80- 120 nghìn đồng/ ngày chưa kể tiền ăn uống, chúng tôi gửi cháu tại nhà một người cùng xóm, bà này năm nay đã 50 tuổi, là cán bộ về mất sức, nếu tính cả cháu nhà tôi thì mỗi ngày bà nhận trông 4 cháu, mỗi cháu 80 nghìn đồng/ngày, tiền ăn uống của các cháu tính riêng…”, chị Nguyễn Thị Ngọc, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội nói
Có những người còn bỏ cả công việc thường ngày để hành nghề giữ trẻ. Đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị Cón. Công việc thường ngày của bà là bán chè đá tại khu vực chợ Long Biên. Thấy mấy gia đình hàng xóm phàn nan về việc không biết xử lí ra sao khi bọn trẻ nghỉ học ở nhà, bà liền nghĩ ra một phương thức kiếm tiền mới- nhận trông trẻ từ 3-5 tuổi, với tiền thù lao là 100nghìn đồng/ trẻ/ ngày chưa kể ăn uống cho trẻ, bà hồ hởi nói “ Tiền lãi bán nước một ngày may lắm là được 100 ngàn đồng, trông trẻ thế này vừa nhàn vừa nhiều tiền”.
Nguy hiểm rình rập
Đang làm việc chị Thủy bổng tái mặt vì người hàng xóm gọi điện nhắn chị về nhà con đang cấp cứu tại bệnh viện. Nguyên nhân là vì khi để con ở nhà một mình chị quên không khóa cửa, nhân cơ hội đó, nhân viên tiếp thị gas của một công ty gas đã tự ý xông vào nhà dán quảng cáo và…mở khóa an toàn của bình gas khiến cháu bé 4 tuổi đang ngủ bị ngạt. “Cháu được đưa vào bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh, may được cấp cứu kịp thời nếu không tôi ân hận suốt đời”. Chị kể tiếp. “Tối đó chồng tôi về nghe kể mọi việc, anh gọi đến số điện thoai ghi trên giấy quảng cáo và nói rằng nhà hết gas muốn thay bình gas mới. Khoảng 15 phút sau, 2 nhân viên hồi sáng xuất hiện. Chồng tôi cùng mấy anh chị hàng xóm bắt họ lại định giải họ ra công an phường, nhưng do gia đình tôi ở đây mà chưa đăng ký tạm trú tạm vắng nên sợ sẽ gặp khó khăn, vậy là đành cảnh cáo và tha cho họ”.
Gia đình chị Nguyễn Bích Hoạt (Khu tập thể trường ĐH Sư phạm, Cầu Giấy, Hà Nội cũng vì phải nhốt con trong nhà để đi làm mà khiến cháu chạy nhảy bị cả phích nước nóng đổ vào người gây bỏng nặng
Việc cho học sinh nghỉ học của các trường tiểu học,mầm non trong những ngày lạnh dưới 10 độ là việc bậc phụ huynh nào cũng đồng tình, nhưng để khắc phục những khó khăn do quyết định này gây ra là điều gây đau đầu cho tất cả những ai đang có con trong độ tuổi cần người coi sóc. “ Chỉ mong sao những ngày rét đậm rét hại nhanh chóng qua để các con tôi được đến trường bình thường”, chị Nguyễn Thị An, Quán Thánh, Hà Nội than thở.
Ngọc Anh