TheĐiệntửhóađểchặnhoáđơngiảmạwolfsburg – stuttgarto Tổng cục Thuế, thời gian qua, một tỷ lệ không nhỏ những vi phạm trong lĩnh vực thuế xuất phát từ gian lận hóa đơn thông qua các hành vi lập hoá đơn không đúng với thực tế hoạt động mua bán hàng hoá, lập hoá đơn khống, sử dụng hoá đơn quay vòng, hoá đơn chưa đăng ký phát hành… nhằm hợp thức hóa chi phí đầu vào, khấu trừ và hoàn thuế GTGT.
Từ đó, Tổng cục Thuế đã nhận diện các hành vi vi phạm hóa đơn tập trung 2 nhóm: Nhóm thứ nhất là nhóm các DN cố tình in phát hành trái phép hóa đơn để trục lợi và các đối tượng sử dụng tên, mã số của các DN, làm giả con dấu để bán hóa đơn bất hợp pháp. Đây là nhóm đối tượng cố ý vi phạm và các hành vi vi phạm rất nguy hiểm cho công tác quản lý thuế.
Nhóm thứ hai là nhóm các DN đang sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí. Trong nhóm này có 2 dạng, một dạng là DN mua hóa đơn để hợp thức hóa hoặc nhân viên DN mua hóa đơn để hợp thức hóa các chi phí có thật và cả chi phí không có thật; dạng còn lại là DN có mua hàng và sử dụng dịch vụ nhưng được đơn vị bán hàng cung cấp hóa đơn bất hợp pháp.
Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, Tổng cục Thuế đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đối chiếu chéo hóa đơn giữa bên mua và bên bán để phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về hóa đơn. Chỉ tính riêng tại địa bàn Hà Nội, ứng dụng đã góp phần ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm nghiệm trọng về hóa đơn, tăng thu cho NSNN hàng trăm tỷ đồng. Đồng thời cảnh báo, giúp DN phát hiện, kê khai điều chỉnh kịp thời các hoá đơn đầu vào sai quy định trước đó và phòng ngừa các giao dịch mua bán về sau nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho DN. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, cơ quan Thuế Hà Nội đã phát hiện 86 DN có dấu hiệu phát hành hoá đơn trái phép và hồ sơ sang cơ quan Công an điều tra, xác minh làm rõ sai phạm.
Mặt khác, với quyết tâm chống gian lận hoá đơn, từ tháng 7-2015, ngành Thuế triển khai thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế tại một số cục thuế lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam, đây sẽ là bước tiến cải cách tạo thuận lợi cho DN của ngành Thuế. Bởi lẽ, về bản chất, hóa đơn xác thực hoàn toàn giống hóa đơn thông thường, vẫn phải tuân thủ theo các quy định về hóa đơn. Điểm khác biệt lớn nhất là ở chỗ, trên mỗi tờ hóa đơn sẽ có một mã xác thực và khi kiểm tra thông qua mã này, khách hàng sẽ có thể tra cứu được thông tin chi tiết của đơn vị xuất hóa đơn, thậm chí cả việc DN còn hoạt động hay không. Bên cạnh đó, DN đăng ký tham gia sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc in, phát hành, lưu trữ và vận chuyển hóa đơn do toàn bộ hóa đơn đã được lưu dưới dạng điện tử.
Để được thí điểm đăng ký sử dụng hóa đơn xác thực DN phải đáp ứng các điều kiện như: Đã được cấp mã số thuế và đang hoạt động ở địa bàn có khả năng truy cập, sử dụng mạng internet, có chứng thư số theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với trường hợp DN cấp mã xác thực hóa đơn theo mô hình cấp mã xác thực phân tán yêu cầu chặt chẽ hơn như: DN chấp hành tốt pháp luật thuế, số lượng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 100.000 hóa đơn/tháng trở lên, có phần mềm lập hóa đơn riêng của DN tích hợp được với thiết bị cấp mã xác thực hóa đơn đặt tại DN; đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật theo qui định của Tổng cục Thuế.
Đồng thời, DN bổ sung thêm một số thông tin trên hóa đơn xác thực như: Số hóa đơn xác thực, mã xác thực, mã vạch hai chiều; Hóa đơn xác thực phải có chữ ký điện tử của người bán trước khi được cấp mã xác thực và số hóa đơn xác thực; Chữ ký người mua, trong trường hợp người mua có chữ ký điện tử, người mua có thể ký điện tử sau khi hóa đơn đã được xác thực.
Tuy nhiên, để đơn giản hoá cho DN, các DN bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tham gia thí điểm sử dụng hóa đơn xác thực không phải lập và gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn xác thực với cơ quan Thuế. Chỉ có trường hợp DN tham gia thí điểm sử dụng hóa đơn xác thực đồng thời sử dụng cả hóa đơn đặt in hoặc hóa đơn tự in thì DN vẫn phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in.