当前位置:首页 > Thể thao > 【kq bd hl】Tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán từ khối ngoại 正文

【kq bd hl】Tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán từ khối ngoại

来源:88Point   作者:Thể thao   时间:2025-01-10 15:21:38
tin hieu tich cuc cho thi truong chung khoan tu khoi ngoaiThị trường chứng khoán: Tin tốt sẽ dồn vào tháng 3?ínhiệutíchcựcchothịtrườngchứngkhoántừkhốingoạkq bd hl
tin hieu tich cuc cho thi truong chung khoan tu khoi ngoaiChứng khoán 1/3: Có thể sáng giảm, chiều phục hồi
tin hieu tich cuc cho thi truong chung khoan tu khoi ngoaiChứng khoán 28/2: Thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu
tin hieu tich cuc cho thi truong chung khoan tu khoi ngoaiChứng khoán 26/2: Thị trường sẽ tiếp tục diễn biến phân hóa giữa các dòng cổ phiếu
tin hieu tich cuc cho thi truong chung khoan tu khoi ngoaiThị trường chứng khoán: Cẩn trọng trong đà tăng tuần mới
tin hieu tich cuc cho thi truong chung khoan tu khoi ngoai
Động thái mua ròng của khối ngoại đã góp phần nâng đỡ đáng kể cho chỉ số. Ảnh: N.Hiền​​​.

Tích cực mua ròng

Mặc dù khối ngoại đã bán ròng trong tuần cuối cùng của tháng 2/2019, nhưng xu hướng chung vẫn là mua ròng. Cụ thể, trong tháng 2/2019, khối ngoại đã mua ròng 883 tỷ đồng. Trước đó, nhóm này cũng đã mua ròng 1.508 tỷ đồng trong tháng 1/2019. Như vậy, tổng cộng nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 2.391 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay. Không chỉ mua thỏa thuận, khối ngoại cũng rất tích cực trong các giao dịch khớp lệnh, hỗ trợ đáng kể cho giá cổ phiếu trên sàn. Điển hình như cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, với việc được khối ngoại mua ròng liên tiếp trong tháng 2, góp thị giá của HPG đã tăng gần 24% so với 2018. Tương tự, nhiều mã khác cũng có mức tăng khá mạnh như VRE của Công ty cổ phần Vincom Retail (tăng 16,4%), GEX của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (tăng 14,3%), SSI của Công ty chứng khoán SSI (tăng 8%)...

Bên cạnh đó, khối ngoại cũng dành sự quan tâm lớn tới chứng chỉ quỹ nội. Theo thống kê của Công ty chứng khoán BVSC, tính từ đầu năm 2019, quỹ E1VFVN30 đã phát hành thêm trên 20 triệu chứng chỉ quỹ mới, tương đương giá trị gần 300 tỷ đồng (tính theo giá chứng chỉ quỹ kết thúc phiên ngày 20/2) xấp xỉ số lượng chứng chỉ quỹ được phát hành trong quý cuối cùng của năm 2018. Trong khi đó, từ 2/1 đến kết thúc phiên 20/2, khối ngoại đã mua ròng gần 23 triệu chứng chỉ quỹ tương đương giá trị trên 300 tỷ đồng. Số lượng mua ròng của khối ngoại tương đương với số chứng chỉ quỹ đã phát hành thêm trong giai đoạn vừa qua, điều này cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến chứng chỉ quỹ nội.

Kỳ vọng nâng hạng thị trường

Sự tích cực của khối ngoại từ đầu năm đến nay có phần trái ngược với câu chuyện của năm 2018. Cụ thể, theo thống kê của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong năm 2018 khối ngoại bơm ròng gần 43.000 tỷ đồng vào thị trường, song phần lớn số tiền này chỉ đổ vào một số thương vụ lớn như của NVL (3.500 tỷ), VHM (28.500 tỷ) hay MSN (10.000 tỷ). Trong khi đó, qua phương thức khớp lệnh, khối ngoại bán ròng xuyên suốt cả năm với giá trị đạt 16.000 tỷ đồng.

Dự báo về năm 2019, các chuyên gia của BVSC nhận định, khi các NHTW thực hiện thắt chặt, dừng nới lỏng định lượng (QE), việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn, hoạt động mua ròng của các quỹ chỉ số, chứng chỉ lưu ký, chứng chỉ tham gia đầu tư (P-Notes) sẽ khó tăng trưởng mạnh. Nhưng thị trường Việt Nam vẫn có thể thu hút được dòng vốn từ Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua các thương vụ thoái vốn, thỏa thuận lô lớn.

Ngoài ra, giới đầu tư cũng cho rằng, sự tích cực của khối ngoại từ đầu năm đến nay thể hiện kỳ vọng của nhóm này đối với khả năng nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Giới đầu tư cũng dự báo, thời gian tới, dòng tiền ngoài sẽ còn chảy mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam trên cơ sở kỳ vọng vào khả năng nâng hạng của thị trường. Các tổ chức đều cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được FTSE Russell nâng lên thị trường mới nổi thứ cấp vào đầu năm 2020. Cùng với đó, Việt Nam cũng có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI trong tháng 6/2020 và nâng hạng lên thị trường mới nổi vào tháng 6/2021. Công ty chứng khoán MBS ước tính, nếu được FTSE Russell nâng hạng, giá trị dòng vốn ngoại vào Việt Nam có thể đạt từ 184 - 555 triệu USD. Đối với MSCI, nếu được nâng hạng lên mới nổi, Việt Nam sẽ chiếm 0,3% rổ chỉ số MSCI, tương ứng thu hút dòng vốn có giá trị khoảng 4,5 tỷ USD.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán BVSC thống kê, hiện có khoảng 27 quỹ ETF đang đầu tư thụ động dựa theo chỉ số FTSE Emerging Markets, với tổng số vốn hóa lên tới 76,4 tỷ USD. Nếu được FTSE xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 vào tháng 3/2020, ước tính sẽ có khoảng ít nhất 375,34 triệu USD vốn đầu tư thụ động từ các quỹ ETF sẽ được rót vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong các kỳ các quỹ ETF tái cơ cấu danh mục sau tháng 3/2020. Tương tự, hiện có khoảng 94 quỹ ETF đang tiến hành đầu tư thụ động dựa theo chỉ số MSCI Emerging Markets với tổng số vốn hóa thị trường lên đến 200,26 tỷ USD. Nếu chính thức được MSCI nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, thì theo ước tính của BVSC, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đón nhận khoảng 857,76 triệu USD dòng vốn thụ động.

Như vậy, theo BVSC, khi thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nối, thị trường có thể thu hút thêm trên 1,2 tỷ USD từ các quỹ hiện đang theo dõi theo hai chỉ số FTSE và MSCI. Bên cạnh các quỹ chỉ số đang đầu tư theo hai chỉ số này, việc nâng hạng còn giúp thị trường Việt Nam thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư và quỹ mới, việc đầu tư vào thị trường Việt Nam không chỉ dừng ở việc theo dõi theo FTSE và MSCI, các quỹ còn có thể tự xây dựng chỉ số, hoặc đầu tư thông qua các chỉ số hiện có của Việt Nam như VN30, VN50, VN100. “Được nâng hạng sẽ tạo ra bối cảnh tốt để dòng tiền ngoại sẽ tiếp tục chảy vào thị trường Việt Nam” – các chuyên gia của BVSC nhấn mạnh.

标签:

责任编辑:La liga