当前位置:首页 > La liga > 【kèo nhà cái1】Thực hiện Chương trình GDPT mới: Thiếu thốn đủ thứ

【kèo nhà cái1】Thực hiện Chương trình GDPT mới: Thiếu thốn đủ thứ

2025-01-26 03:36:18 [La liga] 来源:88Point

thuc hien chuong trinh gdpt moi thieu thon du thu

Hiện các địa phương đang tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất,ựchiệnChươngtrìnhGDPTmớiThiếuthốnđủthứkèo nhà cái1 đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình GDPT mới. Ảnh ĐH.


Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện cả nước có 567.012 phòng học, trong đó, số phòng học kiên cố khoảng 424.757 phòng, tỉ lệ kiên cố khoảng 75%. Đặc biệt, tại vùng núi phía Bắc, vùng Tây nguyên, Tây Nam Bộ tỉ lệ phòng học kiên cố hóa vẫn còn thấp. Đơn cử, vùng Tây nguyên, tỉ lệ phòng học kiên cố hóa bậc mầm non chỉ đạt dưới 45%.

Không chỉ có vậy, hiện nhiều nơi còn thiếu thốn thiết bị dạy học tối thiếu, không đáp ứng với yêu cầu đổi mới của Chương trình GDPT mới. Tại vùng núi phía Bắc, Tây nguyên và Tây Nam Bộ thiết bị dạy học tối thiểu đều chưa đáp ứng được 50% nhu cầu đổi mới chương trình.

Để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất khi triển khai chương trình mới, hiện các địa phương trên cả nước đã rà soát toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Tại tỉnh Phú Thọ, tổng kinh phí cần để đầu tư cơ sở vật chất mua sắm thiết bị để triển khai chương trình mới là hơn 8.000 tỉ đồng. Chỉ tính riêng cấp tiểu học, để triển khai Chương trình mới lớp 1 vào năm học 2020-2021, cần bổ sung 436 phòng học, 228 phòng máy tính và 5.500 máy vi tính.

Ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cũng chia sẻ, đối với một tỉnh miền núi như Phú Thọ thì kinh phí đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện triển khai chương trình mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, địa phương cũng cố gắng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để triển khai Chương trình mới đạt hiệu quả.

Tại tỉnh Điện Biên còn nhiều trường sử dụng nhà tạm, chưa đủ phòng học nên cần hỗ trợ kinh phí để kiên cố hóa trường học. “Mặc dù có thể kế thừa thiết bị cũ nhưng chương trình mới cần thiết bị mới nên phải trang bị thêm rất nhiều. Do đó, cơ sở vật chất có lũy kế theo kiểu năm nay triển khai lớp 1, năm sau lớp 2… để có kế hoạch tổng thể”, ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên chia sẻ.

Tại Hà Nội lại đang rơi vào tình trạng trường, lớp quá tải, theo ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, để chuẩn bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu của chương trình mới, UBND TP Hà Nội đã thông qua đề án cho xây mới, bổ sung thêm 222 trường, lớp với tổng kinh phí đầu tư 5.549,2 tỷ đồng và tiếp tục đầu tư hàng năm cho việc mua sắm cơ sở vật chất. Tuy nhiên, ông Dũng cũng đề nghị Bộ GD&ĐT có giải pháp để giảm số học sinh/lớp, đặc biệt các trường có đông học sinh như Hà Nội và TP HCM để đủ điều kiện áp dụng chương trình mới.

Không chỉ thiếu cơ sở vật chất, hiện nhiều địa phương cũng băn khoăn về tình trạng thừa thiếu giáo viên, đào tạo bồi dưỡng giáo viên… Ông Tường, hiện tỉnh Phú Thọ đã tiến hành rà soát và đánh giá tổng thể về thực trạng thừa - thiếu giáo viên. Theo đó, hiện toàn tỉnh Phú Thọ còn thiếu hơn 1.000 giáo viên phổ thông, riêng bậc Tiểu học thiếu hơn 800 giáo viên dạy các môn văn hóa, trong đó thiếu hơn 400 giáo viên dạy môn tiếng Anh, tin học. Theo ông Tường, thời gian tới tỉnh Phú Thọ sẽ ưu tiên đầu tư cho giáo viên lớp 1 trước, sau đó đến những giáo viên ở các lớp tiếp theo.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lại băn khoăn, khi thực hiện Chương trình GDPT mới có các môn tích hợp liên môn thì vấn đề đội ngũ giáo viên sẽ thừa thiếu như thế nào. “Hiện tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thực hiện đào tạo bồi dưỡng giáo viên để chuẩn bị triển khai Chương trình mới. Tuy nhiên, đối với giáo viên tuyển dụng mới thì dựa vào tiêu tiêu chí nào để thi, xét tuyển? Bởi nếu tuyển dụng giáo viên mới rồi lại đưa đi đào tạo thì rất lãng phí”, ông Giang cho biết.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thành bại của chương trình GDPT mới phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo, những người sẽ thực hiện chương trình. Theo đó, có hai nhiệm vụ sẽ được ngành đặt ra trong thời gian tới. Thứ nhất là công tác hướng dẫn, đào tạo bồi dưỡng để giải quyết yêu cầu của đội ngũ nhà giáo. Thứ hai là chuẩn bị về cơ sở vật chất để thực hiện chương trình.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng khẳng định, rút kinh nghiệm từ những lần đổi mới trước, lần này Bộ GD&ĐT phối hợp với các Bộ liên quan chuẩn bị đội ngũ nhà giáo cũng như cơ sở vật chất giảng dạy. Những yếu tố này đang được triển khai ở các mức độ khác nhau. Thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự nhịp nhàng phối hợp giữa các bên liên quan.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读