【lễ bốc thăm c2】Chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân ven biển còn lắm bộn bề

  发布时间:2025-01-10 16:19:27   作者:玩站小弟   我要评论
(CMO) Với nguồn lực hạn chế, kinh phí hạn hẹp như hiện nay, việc chuyển nghề cho ngư dân rất khó, lễ bốc thăm c2。

Báo Cà Mau(CMO) Với nguồn lực hạn chế, kinh phí hạn hẹp như hiện nay, việc chuyển nghề cho ngư dân rất khó, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Nghề đánh bắt đã tồn tại lâu đời, muốn chuyển đổi cần một lộ trình dài chứ không thể giải quyết dứt điểm trong thời gian ngắn.

Anh La Văn Sơn, Ấp 7, xã Khánh Tiến, huyện U Minh đã có 20 năm "cược" đời mình với biển. Trở về nhà sau chuyến đi biển dài ngày khi nghe tin áp thấp nhiệt đới, anh Sơn thở phào nhẹ nhõm: “Biết làm gì hơn được bây giờ vì sống nghề này quen rồi, không làm lấy gì nuôi con, lo cho gia đình”.

Vất vả mưu sinh

17 tuổi đã theo nghề biển, sau đó lập gia đình, tích góp mua được chiếc vỏ máy thô sơ cũng là để anh Sơn tiếp tục theo nghiệp biển. Hằng ngày, khi hoàng hôn buông xuống, anh Sơn và nhiều ngư dân khác cùng khu vực lại tất bật chuẩn bị cho chuyến đánh bắt. Lênh đênh trên sóng nước, hết thả lưới, giăng câu, đến bình minh ló dạng mới trở về nhà. Mỗi chuyến như thế, anh Sơn thu về 300.000-400.000 đồng, chỉ đủ trang trải trong gia đình và nuôi 3 đứa con ăn học, quanh năm chẳng dư dả.

Nhiều phương tiện nhỏ tham gia hoạt động khai thác ven bờ, khó quản lý.

Anh Sơn trải lòng: “Do nhiều người khai thác quá nên đánh bắt gần bờ lúc này không thu hoạch được nhiều, vì vậy, khi biển êm tôi cùng mọi người ra tận Hòn Sơn (Kiên Giang) để đánh bắt. Mỗi chuyến đi, 5-7 anh em, mỗi người 1 chiếc vỏ máy, cùng tháp tùng đi chung, cả tháng trời mới trở về”.

Với chiếc vỏ máy thô sơ, anh Sơn và nhiều ngư dân xã Khánh Tiến không chỉ “cải tiến” lại để đánh bắt ven bờ mà còn “vươn khơi” hơn 30 hải lý ra tận Hòn Sơn. Không có vốn để đóng tàu lớn vươn khơi, không có nghề trong tay, ngoài việc “bám biển” bằng nghề đánh bắt thuỷ sản, những ngư dân như anh Sơn không biết làm gì để sống.

Ngồi trên võng đưa con, ngóng tin chồng trở về từ Hòn Sơn (Kiên Giang) do tin áp thấp nhiệt đới, chị Lý Thị Nương với vẻ mặt lo lắng: “Anh nhà đi biển cũng cả tháng nay rồi, vì đợt này không có mực nhiều nên anh ráng ở lại. Giờ vô mùa mưa bão rồi, sóng gió nhiều nên chắc đi chuyến này nữa là nghỉ ở nhà. Không đi biển, không đất đai, chuyển đổi nghề biết sống sao đây?!”.

Phó chủ tịch UBND xã Khánh Tiến Lâm Văn Vốn trần tình: “Trên địa bàn hiện có 423 phương tiện thuỷ nội địa tham gia khai thác thuỷ sản gần bờ. Mặc dù chính quyền có tuyên truyền, động viên người dân tìm việc khác chuyển đổi, tránh huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản nhưng rất khó bởi đa phần là hộ nghèo. Hơn nữa, hầu hết các phương tiện không trang bị đủ dụng cụ bảo hộ nên rất nguy hiểm đến tính mạng nếu mưa gió bất ngờ”.

Cần một lộ trình dài

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Nguyễn Việt Triều nhìn nhận: “Thực tế khu vực ven biển tồn tại rất nhiều tàu cá trên 20 CV hoạt động với nghề tận diệt nguồn lợi thuỷ sản như te, cào. Trong khi lực lượng mỏng, việc tuần tra kiểm soát vẫn còn lọt kẽ. Theo Quyết định 43/2015/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của UBND tỉnh, cấm phát triển, đóng mới tàu có công suất dưới 50 CV. Quy định là vậy nhưng trên thực tế hiện nay, do nhu cầu cuộc sống, mưu sinh, vẫn tự phát rất nhiều”.

Ngoài ra, vấn đề băn khoăn hiện nay là phương tiện thuỷ gia dụng tham gia đánh bắt trên biển, thực tế đây không phải là tàu cá, đây là những vỏ lãi composite, tham gia theo mùa vụ. Về nguyên tắc, những phương tiện này hoạt động trong thuỷ nội đồng, không được phép đăng ký, đăng kiểm, nhưng vì mưu sinh họ tự “vươn khơi” theo mùa vụ, ngắn hạn. Theo hình thức câu mực mé, nhằm cải thiện cuộc sống gia đình, chưa tính chi phí, mỗi ngày họ cũng kiếm được 500.000-700.000 đồng.

Nắm bắt thực trạng tồn tại thời gian dài, để quản lý tàu cá khai thác ven bờ cũng bảo vệ nguồn lợi thuỷ hải sản, năm 2013, Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh xây dựng đề án chuyển đổi ngành nghề cho tàu cá dưới 20 CV, nhưng đến giữa năm 2014 tạm dừng do nguồn kinh phí không có. Đến đầu năm 2016, trước tình hình bức xúc của địa phương, nhiều địa phương tiếp tục kiến nghị công tác chuyển nghề, xin ý kiến UBND tỉnh. Sau đó, UBND tỉnh thống nhất về mặt chủ trương, cho rằng việc chuyển đổi nghề là cần thiết, nhưng vẫn còn băn khoăn không biết có tái nghề hay không, nên UBND tỉnh cho phép chuyển nghề nhưng chỉ cho thí điểm với kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng.

Đầu năm 2018 bắt đầu thí nghiệm, thực hiện 10 mô hình chuyển từ nghề te, đáy sang nghề lưới rê, vẫn là khai thác thuỷ sản nhưng ít sát hại đến thuỷ sản, có tính chọn lọc hơn. Hiện mới thực hiện xong hỗ trợ vật liệu ngư cụ mới cho 10 hộ trên địa bàn 2 huyện Phú Tân, Trần Văn Thời và cam kết không được tái nghề nhằm thay đổi nhận thức bước đầu cho ngư dân. Tuy nhiên, theo đề án chuyển đổi ngành nghề (nếu thí điểm thành công), chỉ có 200 hộ (có vốn đối ứng) được hỗ trợ chuyển đổi. Còn những hộ nghèo khác sẽ ra sao trong khi toàn tỉnh hiện còn khoảng 1.300 phương tiện dưới 20 CV và nhiều phương tiện khác chưa đăng kiểm còn hoạt động?!

Ông Triều cho biết thêm: “Với nguồn lực hạn chế, kinh phí hạn hẹp thì chuyển nghề hết cho bà con ngư dân rất khó, cần sự tham gia của các sở, ban, ngành khác để không những chuyển nghề khai thác ven biển mà còn trồng trọt, chăn nuôi, tuỳ điều kiện của từng hộ gia đình. Nghề truyền thống đánh bắt lâu đời, muốn chuyển đổi cần lộ trình dài chứ không thể giải quyết dứt điểm trong một sớm một chiều”.

Hồng Nhung

相关文章

最新评论