Tuy nhiên,ỹlênsẵnkịchbảnứngphótrongtrườnghợpIsraeltấncôkèo chấp 1 trái là sao theo tiết lộ mới đây của tạp chí "Slate", Bộ tham mưu quân đội Mỹ đang xem xét một loạt giả định về hành động quân sự của Israel để tìm phương sách đối phó hòng đưa Mỹ tránh xa cuộc xung đột đẫm máu có thể nhấn chìm cả khu vực vịnh Persic. Một chuyên gia hoạch định kế hoạch chiến tranh của Lầu Năm Góc tiết lộ: “Chưa bao giờ các cuộc trao đổi giữa các lực lượng tình báo Mỹ và Israel về vấn đề Iran lại được thúc đẩy như thời gian qua. Từ khi Mỹ tỏ ý không ủng hộ kế hoạch tấn công Iran, Nhà nước Do Thái không chịu tiết lộ thêm bất cứ điều gì liên quan đến các kế hoạch tấn công của mình. Đây có thể nói là bí mật lớn nhất của Israel trong thời điểm hiện nay". Cũng theo nguồn tin trên, dù đã tự ý thảo luận rất nhiều về kế hoạch tấn công Iran song Israel kiên quyết không tiết lộ cho dù Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhiều lần đề nghị. Trong bối cảnh đó, các tướng lĩnh quân đội Mỹ đang phải dò dẫm mò tìm và phán đoán về khả năng Nhà nước Do Thái phát động tấn công Iran, cũng như những tác động không mong muốn của các quyết định này đối với quân đội Mỹ. "Đúng là chuyện ngược đời. Chúng tôi đang phải xem xét đánh giá về khí tài và khả năng đưa ra quyết định tấn công của Israel. Chúng tôi phải thử đặt mình vào địa vị của họ, tưởng tượng những gì sẽ phải làm nếu xảy ra các tình huống đó", chuyên gia trên nói thêm. Việc Mỹ tiến hành phân tích các kế hoạch của Israel diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu muốn Mỹ vạch ra “giới hạn đỏ hạt nhân" đối với Iran và nếu Nhà nước Hồi giáo không chịu tuân thủ, Mỹ sẽ can thiệp quân sự. Tuy nhiên, lo ngại có thể bị cuốn vào một cuộc chiến tranh mới vốn được cho là có thể thổi bùng chiến tranh toàn khu vực và châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 3, Washington đã nhiều lần cự tuyệt đòi hỏi của Nhà nước Do Thái, đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực. Theo nhận định của Centcom, mặc dù có tiềm lực quân sự mạnh song rất khó để biết liệu Tel Aviv có đủ các phương tiện cần thiết để giành thắng lợi trong một cuộc tấn công như vậy hay không. Đây là lý do tại sao ông Netanyahu không chỉ tìm kiếm sự hậu thuẫn về chính trị của Mỹ, mà còn cần cả sự hỗ trợ về mặt quân sự. Đô đốc về hưu và là cựu Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Bobby Ray Inman nhận định: "Tất cả những câu chuyện xoay quanh giới hạn đỏ hay tối hậu thư chỉ là cách Israel buộc Mỹ phải tuyên bố cùng tham gia tấn công với họ". Cựu Đại tá không quân Mỹ Sam Gardiner cũng khẳng định: "Mỹ có các phương tiện mà Israel không có. Tuy nhiên, không có chuyện Mỹ tham gia tấn công để làm hài lòng người Israel". Theo nhiều nguồn tin, dù có những khác biệt trong cách nhìn nhận về các vấn đề khác như Afghanistan nhưng giới quân sự và Tổng thống Obama đều có chung tiếng nói trong vấn đề hạt nhân của Iran. Theo đó, Mỹ khẳng định sẽ kiên quyết ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không để cho Tel Aviv vin vào cớ này để tuyên bố chiến tranh. Trong trường hợp Nhà nước Do Thái kiên quyết phát động cuộc chiến, Mỹ sẽ chọn giải pháp đứng ngoài cho dù có thể bị mang tiếng là "bỏ rơi đồng minh". Vũ Hà |