【du don bong da】Tạo động lực cho doanh nghiệp trước “sóng dữ”
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 20:29:08 评论数:
Doanh nghiệp chủ động ứng phó trước biến động từ thị trường | |
Gián đoạn chuỗi cung ứng tạo cơ hội tận dụng "chỗ trống" cho doanh nghiệp Việt Nam |
Doanh nghiệp cần tái cơ cấu cả về chiến lược, tổ chức hoạt động lẫn tài chính và quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng về tài sản, minh bạch tài chính. Ảnh: H.Dịu |
Bất ổn còn dài
Là doanh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu vật liệu xây dựng, bà Đinh Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Secoin chia sẻ, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp từ những năm 1999 đến nay nhưng hiện tại nhiều đơn hàng bị dừng đột ngột. Theo bà Giang, lạm phát khiến nhu cầu tại thị trường này sụt giảm nghiêm trọng. Không chỉ Nhật Bản, nhiều đơn đặt hàng khác đối với sản phẩm khác của Secoin đi châu Mỹ hay châu Âu cũng đều bị giảm sút.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Kiến tạo không gian cho khu vực tư nhân Việt Nam đã có sự thích ứng linh hoạt để vượt qua những khó khăn trong bối cảnh phức tạp thời gian qua, nhưng Việt Nam còn nhiều thách thức cần đối mặt trong năm 2023. Bình diện vĩ mô chưa có thêm ý tưởng và động lực mới cho quá trình cải cách. Nếu không thực hiện cải cách thể chế triệt để căn cơ sẽ khó để tạo ra sức bật thay đổi về cơ cấu nền kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời, trong quá trình phục hồi cần xem xét lại vai trò của Nhà nước và không gian cho khu vực tư nhân phát triển nhằm huy động toàn bộ các nguồn lực cho phát triển. Mặc dù có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để kích thích khu vực tư nhân phát triển nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, cần có cơ chế để tăng cường huy động và sử dụng nguồn lực trong bối cảnh mới, phải có cơ chế để người dân yên tâm bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phải hoàn thiện nhiều chính sách, trong đó chính sách cạnh tranh là chính sách quan trọng để nuôi dưỡng ý tưởng kinh doanh mới. Việt Nam cũng cần tăng cường các kênh thông tin kết nối để cộng đồng doanh nghiệp hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023. Ông Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp: Thời điểm để tái cấu trúc, chú trọng phát triển bền vững Từ quý 4/2022, nền kinh tế nước ta chịu những tác động của tình hình địa chính trị thế giới. Lường trước những thách thức của kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã có chính sách điều hành kinh tế phù hợp, trong đó có hai chính sách quan trọng là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. Tuy nhiên, cùng với chính sách hỗ trợ của Chính phủ, để vượt qua thách thức, khó khăn trên cần có vai trò chủ động của doanh nghiệp trong việc phát huy nội tại để chống đỡ với những đợt sóng dữ. Khó khăn là điều không thể bàn cãi nhưng rõ ràng, những khó khăn đang hiện hữu sẽ khiến doanh nghiệp có thêm nhiều sự sáng tạo. Theo đó, các doanh nghiệp cần dự trù kế hoạch kinh doanh năm 2023, theo sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Doanh nghiệp cần tái cơ cấu cả về chiến lược, tổ chức hoạt động lẫn tài chính và quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng về tài sản, minh bạch tài chính. Khủng hoảng cũng tạo không gian cho các hoạt động kinh tế mới phát triển một cách bền vững như kinh tế chia sẻ, kinh tế số (thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kỹ năng lao động gắn với số hoá góp phần tăng năng suất lao động). Lạm phát xảy ra, các thị trường trọng yếu giảm sức mua cũng có thể xem đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp tái cấu trúc, đầu tư sản xuất theo mô hình xanh hóa, chú trọng các tiêu chuẩn phát triển bền vững. Minh Chi (ghi) |
Trước đó, các doanh nghiệp da giày, dệt may cũng đã “than thở” khi đơn hàng sụt giảm, cùng với đó là áp lực về chi phí đầu vào tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất… Chính vì thế, không ít doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, tạm dừng một phần dây chuyền sản xuất, thậm chí có doanh nghiệp đã phải đóng cửa.
Nhận xét về bối cảnh này, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách nhận định, hiện nay, những bất ổn bên ngoài đang gây ra những khó khăn chung cho nền kinh tế Việt Nam, đồng thời đã có những tác động đến chính sách điều hành vĩ mô và môi trường kinh doanh. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng năm 2022, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không chùn bước, vẫn tìm mọi biện pháp để khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đơn hàng mới và mở rộng thị trường. Nhưng bước sang năm 2023, nhiều dự báo cho rằng, những bất ổn còn kéo dài. Cụ thể là giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí logitics, vận tải biển vẫn ở mức cao. Cùng với đó, chính sách nhập khẩu của một số nước có sự thay đổi khi yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng các nước ngày càng tăng và khó dự đoán. Đặc biệt, lạm phát ở nhiều quốc gia tăng cao khiến cho người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Vì thế, các doanh nghiệp cần những giải pháp căn cơ, dài hạn cho mục tiêu phát triển bền vững.
Duy trì sự chủ động trước những "sóng dữ”
Phân tích 21 chỉ số tài chính của doanh nghiệp trong 2 năm 2021-2022 của 26 ngành có các doanh nghiệp tham gia các thị trường chứng khoán Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp (INBUS), trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, 18/26 ngành (chiếm 69%) có giá cổ phiếu tăng vượt 10.000đ/cổ phiếu và cổ tức trên 15%; nhiều ngành có mức độ cải thiện tốt về năng lực quản trị… Do đó, vị này nhận định, bức tranh kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn có nhiều dấu hiệu tích cực. Điều đó có nghĩa, khả năng chống chịu với những khó khăn do thiên tai gây ra của doanh nghiệp Việt Nam là khá tốt. Đó cũng là động lực để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
Vì vậy, để tạo được sự đột phá trong phát triển, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân cho rằng, cần có tư duy đột phá, cần một tầm nhìn khác so với cách tiếp cận truyền thống; cùng với đó cần mở rộng, tăng khả năng tiếp cận với kinh tế thế giới nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Cũng phân tích về sự phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế, ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam nhận định, thời kỳ dựa vào tăng trưởng nguồn vốn để tăng năng suất đã qua, khu vực kinh tế tư nhân cần tìm kiếm các động lực khác để đóng góp cho gia tăng sản lượng, gia tăng tăng trưởng như công nghệ và nguồn nhân lực. Hơn nữa, theo ông Bình, câu hỏi chúng ta phải trả lời trong năm 2023 là đưa nguồn vốn ít ỏi tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế như thế nào? “Cần có biện pháp nào để các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ có thể tiếp cận được nguồn vốn trước sự chèn ép, lấn át của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn”, ông Lê Duy Bình nhận định.
Còn theo TS. Nguyễn Quốc Việt, khi có những khó khăn, bất ổn cần phải đương đầu thì những biện pháp cải cách là rất cần thiết. Tuy nhiên, các chính sách này không nên có sự can thiệp đột ngột, đặc biệt là các can thiệp có tính chất phi thị trường, cần dựa vào các thông lệ quốc tế, những hiệp định thương mại, hiệp định đầu tư Việt Nam đã ký kết.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, để khắc phục phần nào các khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt để giảm sự bị động về tín hiệu thị trường, các bộ chuyên ngành cần cung cấp thường kỳ các thông tin cập nhật về biến động và xu hướng của các thị trường xuất nhập khẩu lớn, kèm theo các đánh giá về cơ hội, thách thức để doanh nghiệp có các kế hoạch thích ứng phù hợp. Nhưng đồng thời, bản thân doanh nghiệp cũng cần duy trì tinh thần khởi sự kinh doanh, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước để duy trì sự chủ động trước các “sóng gió”.