【schalke đấu với hertha】Đại học top đầu dự kiến không tăng điểm chuẩn
作者:Cúp C1 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 15:00:40 评论数:
Đề thi phân hóa,Đạihọctopđầudựkiếnkhôngtăngđiểmchuẩschalke đấu với hertha phổ điểm sẽ thấp hơn
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác tuyển sinh, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, ĐH Kinh tế quốc dân (KTQD) nhận định, năm nay điểm chuẩn của trường dự kiến sẽ không tăng, lí do là đề thi khá phân hóa và điểm chuẩn năm 2017 đã rất cao.
Về công tác xét tuyển, ông Triệu cho rằng các trường không nên cứng nhắc với tiêu chí phụ cũng như chỉ tiêu công bố mà cần có sự linh hoạt hơn. “Riêng với ĐH KTQD, năm nay ngoài các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), chúng tôi không đặt ra một tiêu chí phụ nào đối với xét tuyển ĐH theo điểm thi THPT quốc gia, các em cứ đạt được mức điểm sàn là đỗ. Chúng tôi cũng đảm bảo quan trọng nhất là tổng chỉ tiêu còn các chỉ tiêu thành phần có thể dao động một chút để không phải dùng đến tiêu chí phụ”, ông Triệu cho biết.
Có chung nhận định, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, phổ điểm thi THPT 2018 sẽ không cao như năm ngoái. Do đó, điểm chuẩn của nhà trường sẽ giảm từ 1 – 2 điểm tùy từng ngành đào tạo. “Rõ ràng là đề thi năm nay phân hóa tốt, để đạt điểm trung bình tốt nghiệp chỉ cần học chắc là được, nhưng điểm thi để xét tuyển ĐH thực sự phân loại lớn. Với đề thi môn tổ hợp xã hội, thí sinh chỉ cần có học lực trung bình khá thì mức độ đạt điểm 5 – 6 không khó, nhưng để nhích từ điểm 6 lên 8 là không dễ”, ông Tuấn phân tích.
Ông Tuấn dự kiến, mức điểm chuẩn vào trường này năm nay thấp nhất sẽ là 19 điểm, với những ngành cao hơn dao động từ 25 - 26 điểm. Tuy nhiên, kết quả cụ thể, trường sẽ phải chờ sau khi công bố điểm thi THPT quốc gia, dựa trên phổ điểm chung để có phương án điều chỉnh phù hợp nhất.
Ngoài ra, năm nay nhà trường cũng phân định rõ các khối xét tuyển, đặc biệt là giữa khối C và D, những em thi khối D muốn xét tuyển vào trường sẽ có nhiều cơ hội hơn. Chưa kể năm nay chỉ tiêu tuyển sinh của trường cũng tăng lên 1.800 chỉ tiêu (năm ngoái là 1.610 chỉ tiêu). Ông Tuấn thông tin thêm, hiện một số ngành vẫn “hot” với thí sinh như: quản trị dịch vụ du lịch lữ hành, quản trị khách sạn, báo chí, quan hệ công chúng, đông phương học, quốc tế học…luôn có điểm chuẩn đầu vào khá cao và ổn định.
Trường đào tạo đặc thù dự kiến không tăng điểm chuẩn
Tương tự, từ thực tế kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, một số trường đào tạo đặc thù cho biết điểm chuẩn cũng có xu hướng thấp xuống. Theo ông Cao Văn Tùng – Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Y Hà Nội, dự kiến điểm chuẩn năm nay của trường này sẽ thấp hơn năm 2017 trên cơ sở đề thi có tính phân loại cao hơn, cộng với việc giảm 0,25 điểm ưu tiên theo các khu vực.
Mùa tuyển sinh 2018, nhà trường giữ nguyên quy mô đào tạo với tổng chỉ tiêu là 1.100 chỉ tiêu và phân bổ cho các ngành là không thay đổi. Đặc biệt, trong đề án tuyển sinh của trường năm nay cũng xem xét nâng tỷ lệ tuyển thẳng lên 15% dựa trên kết quả học tập.
Là ngành đào tạo đặc thù đòi hỏi tính chính xác và trách nhiệm rất cao đối với người bệnh, ông Tùng lưu ý học sinh phải chuẩn bị rất kỹ về nền tảng kiến thức và sức khỏe. Sự vất vả đối với ngành y không chỉ liên quan đến thời gian đào tạo bác sĩ là 6 năm và cử nhân 4 năm mà khối lượng kiến thức, thời gian thực hành cũng khá lớn. Đơn cử như ngoài hai buổi học tại trường, học sinh còn có thêm các buổi trực ngày lễ, Tết, trong dịp hè và ở các cơ sở đào tạo.
Ngoài ra, trong xu hướng đào tạo thời gian tới, để đáp ứng chuẩn khu vực và quốc tế thì chi phí là một trong những yếu tố cần cân nhắc. “Với thời gian đào tạo 6 năm cộng 3 năm nội trú và nhiều năm nữa thì mới có thể thực hành độc lập, học sinh cần phải chuẩn bị nền tảng kinh tế vững chắc để theo đuổi nghề nghiệp lâu dài”, ông Tùng lưu ý.
Thông tin về công tác tuyển sinh năm 2018, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho biết, bắt đầu từ mùa tuyển sinh 2018, Bộ đã trao quyền tự chủ cho các trường được tự xác định điểm sàn xét tuyển, trừ nhóm ngành đào tạo giáo viên. Cùng với đó, Bộ này cũng yêu cầu các trường phải xây dựng đề án tuyển sinh đầy đủ, trong đó quy định công khai về điều kiện đảm bảo chất lượng của trường, tỷ lệ việc làm của sinh viên theo từng ngành đào tạo trong hai năm gần nhất, tỷ suất đầu tư để đảm bảo số sinh viên trong một năm học.
“Hầu hết các trường đều dự kiến thời điểm thích hợp để công bố điểm sàn là sau khi có kết quả, phổ điểm thi THPT quốc gia, trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển”, bà Phụng nói. Tuy nhiên, để không xảy ra tình trạng có trường lấy điểm đầu vào thấp, bất chấp năng lực, nền tảng của thí sinh để có người vào học, bà Phụng cho biết chuẩn bị bước vào mùa thi tuyển sinh năm nay, Bộ cũng đã chỉ đạo các trường cân nhắc khi thông báo điểm sàn cũng như tham khảo mức điểm hai năm tuyển sinh trước liền kề để đảm bảo chất lượng./.
Mai Đan