20 năm không quá dài đối với sự nghiệp “trồng người”,ămươmmầmthutringọtsựnghiệptrồngngườnhận định live nhưng đó là khoảng thời gian đủ để thấy GD&ĐT tỉnh nhà có bước trưởng thành.
Bài 2:Đầu tư cho giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu
Từ sự quyết tâm, nỗ lực của tỉnh, mạng lưới, cơ sở vật chất trường lớp dần hoàn thiện, là địa phương dẫn đầu ĐBSCL trong xây dựng trường chuẩn.
Hậu Giang không chỉ xóa trắng xã, phường không có trường mầm non, mẫu giáo, mà tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đã dẫn đầu ĐBSCL.
Trường lớp từ trung tâm đến những địa bàn khó khăn đều khang trang
Những ngày đầu thành lập tỉnh, Hậu Giang có 260 trường học từ mầm non đến THPT, chưa có trường cao đẳng, đại học, vẫn còn 27 xã, phường chưa có trường mầm non, mẫu giáo. Xác định kiên cố hóa trường, lớp học là tạo nguồn lực cần thiết để nâng cao chất lượng sự nghiệp giáo dục. Những năm qua, tỉnh đã quan tâm đầu tư lồng ghép từ các nguồn vốn khác nhau, nhằm kiên cố hóa trường lớp học, từng bước xóa bỏ phòng học tạm, phòng học xuống cấp, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy.
Hàng năm, ngành GD&ĐT tổ chức khảo sát, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư xây dựng trường lớp học, ưu tiên các phòng học xuống cấp chưa có dự án đầu tư, các điểm ở những địa phương còn nhiều khó khăn và những trường nằm trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia. Các trường đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, từng bước hoàn thiện mạng lưới trường học ở các địa phương.
Đến nay, hệ thống mạng lưới trường học từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông đã được đầu tư, phát triển rộng khắp. Toàn ngành có 315 trường học từ mầm non đến THPT với quy mô trên 5.000 lớp, đáp ứng nhu cầu học tập cho hơn 153.000 học sinh. Từng bước hoàn thiện các công trình phụ trợ: Nhà đa năng, hàng rào, sân chơi, nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch… đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho học sinh, đặc biệt đã hoàn thành 100% xây dựng nhà vệ sinh cho các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Vẫn nhớ như in thời điểm bắt đầu năm học 2020-2021, cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, hiện đại với hơn 29 tỉ đồng, ông Nguyễn Phước Trung, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Hòa, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Nhờ sự quan tâm sát sao, đầu tư kịp thời của tỉnh, huyện, các ngành, nên ngay khi được chia tách từ Trường THPT Châu Thành A, chúng tôi đã có cơ sở vật chất khang trang. Khi về ngôi trường mới, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giảng dạy, với phòng học rộng rãi; phòng chức năng đủ phục vụ hoạt động thí nghiệm, thực hành; có sân bãi giúp học sinh vui chơi và học tập thoải mái. Giúp trường đáp ứng kịp thời nhu cầu dạy học tập cho hơn 1.000 học sinh mỗi năm trên địa bàn”.
Năm 2022, Trường THCS Tân Hòa vinh dự là trường cấp THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đầu tiên của tỉnh.
Thành quả đáng tự hào
Những ngày này, có dịp về huyện Phụng Hiệp, nhìn những ngôi trường kiên cố, khang trang được thay thế cho những ngôi trường, lớp học xuống cấp, mới thấy hết sự quan tâm của các cấp, các ngành dành cho địa phương có nhiều trường lớp nhất tỉnh. Ông Trần Mê Ly, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phụng Hiệp, tâm sự: “Khó khăn nhiều năm nay của địa phương trong xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là địa bàn rộng, số lượng trường nhiều, nhiều trường được xây dựng từ lâu nên xuống cấp cần sửa chữa, xây dựng mới, thiếu kinh phí, thiếu quỹ đất sạch… Để đạt được mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo chỉ tiêu của tỉnh đề ra, mỗi năm chúng tôi luôn phải chủ động xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể, rất sớm để triển khai thực hiện đầu tư cho các trường”.
Huyện Phụng Hiệp đã có 87,3% trường từ mầm non đến THCS đạt chuẩn quốc gia.
Nếu năm những ngày đầu thành lập tỉnh, toàn tỉnh chỉ có 8/260 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 3,07%, đến nay toàn tỉnh đã có 262/315 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 83,17% (tăng hơn 80% so với năm 2004). Trong đó, đã có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Nhiều địa phương đã triển khai lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia với kế hoạch đầu tư công để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường từ mầm non đến phổ thông trên địa bàn...
Nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trường còn lại đạt chuẩn quốc gia, từ nay đến năm 2025, ngành GD&ĐT và các địa phương trong tỉnh tiếp tục rà soát, hỗ trợ các trường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích. Có phương án bổ sung các phòng học, phòng chức năng, đảm bảo các điều kiện dạy và học; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các trường tiểu học, THCS; bổ sung thiết bị cho các trường mầm non hoạt động tốt và tuyển đủ giáo viên theo quy định...
Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT, từng chia sẻ: Ngành GD&ĐT tỉnh trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện tốt cho ngành giáo dục phát triển. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được quan tâm đầu tư đến nay, toàn tỉnh có 262/315 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 83,17%. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từng bước nâng lên, tỷ lệ giáo viên vượt chuẩn 90%; xóa mù chữ - phổ cập giáo dục từ mầm non đến THCS được duy trì và nâng cao chất lượng hàng năm. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, THCS mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2… Chất lượng giáo dục ngày được nâng lên thể hiện qua các phong trào hội thi của ngành.
Đầu tư cho giáo dục là bước đầu tư mang tầm chiến lược, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đưa tỉnh Hậu Giang tự tin, bứt phá trên đường hướng tới tương lai.
Thành tích của ngành GD&ĐT Hậu Giang Năm học 2008-2009 được Bộ GD&ĐT xếp hạng 3; năm học 2009-2010 được xếp hạng 2 và tặng Cờ thi đua dẫn đầu khu vực ĐBSCL. Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2008 và năm học 2009- 2010; được công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba vào tháng 3-2011. Năm 2022, Sở được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh dẫn đầu khối văn hóa - xã hội; được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021-2022. |
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN