【kq vdqg anh】Nhộn nhịp đánh bắt thủy sản mùa nước nổi

时间:2025-01-10 10:29:48来源:88Point 作者:La liga

Mỗi khi mùa nước nổi về,ộnnhịpđnhbắtthủysảnmanướcnổkq vdqg anh hoạt động đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh diễn ra nhộn nhịp.

Người dân đặt dớn khi nước trên đồng dâng cao. Ảnh: T.TRÚC

Gia đình không có đất canh tác, quanh năm làm thuê làm mướn, nhưng gần 20 năm nay, hễ cứ mỗi khi mùa nước nổi về là ông Lê Văn Vui, ở ấp 6, thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tạm gác lại công việc làm thuê để chuyển sang nghề giăng lưới bắt cá trên đồng. Theo ông Vui, huyện Phụng Hiệp từng được mệnh danh là rốn cá của đồng bằng sông Cửu Long, trước đây mùa nước nổi về, thủy sản đồng nhiều vô số, nhưng vài năm trở lại đây nước về ít, sản lượng thủy sản giảm đáng kể. Riêng năm nay nước về sớm, các loài thủy sản lên đồng sớm hơn mọi năm nên sản lượng tương đối khá hơn 2 năm trước. Trung bình với tay lưới gần 200m, mỗi buổi cũng kiếm cá bán được gần 200.000 đồng, đủ lo cho kinh tế gia đình.

Ông Vui cho biết: “Mỗi ngày, tôi đi hai buổi, sáng đi khoảng 9-10 giờ rồi về, chiều cỡ 3-4 giờ đi tới tối, mỗi ngày cũng kiếm được vài ký cá đồng. Ở đây, mấy năm trước cá nhiều lắm, nhưng khoảng 5-6 năm nay giảm nhiều. Nếu nghề giăng lưới bắt cá sặc, hồi trước mỗi buổi có thể giăng bắt từ 10-20kg cá, nhưng bây giờ nhiều lắm chỉ khoảng 5-6kg là cùng. Lượng thủy sản tuy giảm nhưng cũng giúp cho những hộ ít đất sản xuất sống qua mùa nước nổi”.

Cách thửa ruộng nơi ông Vui thả lưới không xa, anh Trần Văn Can đang cặm cụi đẩy xuồng composite để bắt cá bằng côn sắt. Dù nhà ở tận xã Hiệp Hưng, nhưng mùa lũ này anh Can đi khắp các cánh đồng trong tỉnh Hậu Giang để mưu sinh bằng nghề đẩy côn. Theo anh Can, côn sắt được mắc vào sợi dây giăng ngang trên mặt ruộng, khi chạm vào côn cá sẽ chúi xuống đất làm nổi bọt hơi, khi đó người đẩy côn chỉ cần dùng nôm để bắt cá. Hình thức đánh bắt này khá an toàn, không mang tính tận diệt như nhiều loại hình đánh bắt khác. Năm nay, cá nhiều hơn mọi năm nên mỗi ngày anh Can cũng có được thu nhập từ 200.000-300.0000 đồng.

“Mùa nước về là mùa kiếm cơm của những nông dân ít đất sản xuất. Mỗi người có cách khai thác thủy sản khác nhau, có người giăng lưới, đặt dớn hay đặt lú, thậm chí có những hộ còn dùng xung điện, lưới rùng để đánh bắt. Còn bản thân tôi chọn nghề đẩy côn, vì hình thức đánh bắt này không mang tính tận diệt, vì nó bảo vệ được nguồn lợi cá con. Trên chiếc xuồng composite, tôi đi khắp các cánh đồng trên địa bàn tỉnh trong mùa nước nổi này để mưu sinh”, anh Can chia sẻ.

 Do là vùng gần cuối nguồn nên mùa nước nổi ở huyện Phụng Hiệp thường đến trễ và rút muộn hơn các vùng khác. Chính vì thế thời điểm này là đỉnh điểm của mùa đánh bắt thủy sản trên đồng nên không khó để bắt gặp những loại hình đánh bắt cá như: Giăng lưới, đẩy côn, đặt trúm, đặt dớn, kéo lưới hay những hình thức đánh bắt bị cấm như: dùng xung điện, lưới rùng…

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Hiện nay mùa nước về nên việc đánh bắt thủy sản trên sông và trên đồng diễn ra khá tấp nập. Song song với những hình thức đánh bắt cho phép thì cũng có nhiều trường hợp sử dụng các phương thức đánh bắt nghiêm cấm như: Ghe cào có dùng xung điện, hay lưới rùng để đánh bắt cả cá con. Thời gian qua, tỉnh, huyện cũng thành lập nhiều đoàn liên ngành để kiểm tra tình hình khai thác thủy sản trên địa bàn huyện, qua đó cũng đã phát hiện xử lý nhiều trường hợp vi phạm.

Ngành thủy sản Hậu Giang cho biết, thời gian qua song song với công tác tuyên truyền, lực lượng chức năng đã tổ chức các cuộc tuần tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các tuyến sông, kênh, rạch, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản vẫn còn diễn ra. Đối tượng vi phạm chủ yếu là người địa phương, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phần lớn sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản với mục đích cải thiện bữa ăn gia đình. Khi bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ dụng cụ và thông qua tuyên truyền tại chỗ người vi phạm hiểu được hành vi vi phạm và cam kết không thực hiện.

Không dữ dội như ở miền Trung, miền Bắc, lũ ở miền Tây hiền hòa mang theo phù sa bồi đắp cho đồng ruộng và mang về lượng thủy sản cho người dân. Mùa lũ về nhiều cánh đồng bị ngập sâu trong nước không thể sản xuất, nhưng cũng là nơi để những hộ ít đất mưu sinh cho cuộc sống hàng ngày.

T.TRÚC - D.KHÁNH

相关内容
推荐内容