【nhận định kyoto sanga】Mạnh tay ngăn chặn thực phẩm chức năng, mỹ phẩm lậu
Bàn giải pháp chống buôn lậu nhóm hàng dược phẩm,ạnhtayngănchặnthựcphẩmchứcnăngmỹphẩmlậnhận định kyoto sanga mỹ phẩm, thực phẩm chức năng Hải quan tăng cường chống buôn lậu dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng Ngăn chặn thực phẩm "bẩn" bùng phát |
Kho hàng của một cơ sở có dấu hiệu sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả bị cơ quan chức năng phát hiện. Ảnh minh họa |
Đề nghị khởi tố vụ nhập lậu thực phẩm chức năng
Theo Cục Hải quan TPHCM, thời gian qua, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền tiếp tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp, nhất là đối với các loại thuốc đặc trị có giá trị cao, khan hiếm tại thị trường trong nước, cũng như các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe và các sản phẩm làm đẹp. Các đối tượng thường lợi dụng chính sách ưu đãi, ưu tiên trong khai báo hải quan, quản lý rủi ro trên hệ thống thông quan hàng hóa tự động, khai sai tên hàng; giả hồ sơ, chứng từ nhập khẩu... mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
Trong gần 5 tháng đầu năm 2024, Cục Hải quan TPHCM đã kiểm tra, phát hiện 14 vụ vi phạm về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trong đó có trường hợp một doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm chức năng vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu hình sự đã được Cục Hải quan TPHCM chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TPHCM điều tra, khởi tố theo thẩm quyền. |
Để kiểm soát chặt chẽ, quản lý hiệu quả nhóm mặt hàng trên, Cục Hải quan TPHCM đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo các cấp về việc thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài việc triển khai theo kế hoạch từng năm, Cục Hải quan TPHCM còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý đối với nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền tại các địa bàn cửa khẩu.
Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chủ động thu thập thông tin về doanh nghiệp, hàng hoá đối với các tuyến, loại hình trọng điểm để triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; trong quá trình làm thủ tục hải quan, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát gắn với áp dụng quản lý rủi ro; kịp thời có quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Việc thực hiện vừa tạo thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, vừa bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn.
Đánh giá tình hình thực tế tại địa bàn lớn nhất cả nước, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Đỗ Thanh Quang, thành viên đại diện Ban Chỉ đạo 389 TPHCM cho biết, các đối tượng sản xuất tân dược giả tráo đổi hàng nội thành hàng ngoại hoặc núp bóng các doanh nghiệp có chức năng sản xuất tân dược và thực phẩm chức năng để tổ chức sản xuất tân dược và thực phẩm chức năng giả; giả các loại sản phẩm đã được đăng ký độc quyền của các công ty trong nước và nước ngoài với quy mô lớn. Một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài không tổ chức sản xuất tại Việt Nam mà chỉ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, sau đó thay nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam rồi xuất khẩu đi các nước khác. Các vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại tập trung vào một số hành vi chủ yếu như: không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa, tuyến đường của lô hàng; nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn...
Nhóm dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng là hàng hóa đặc biệt, sản xuất, kinh doanh có điều kiện nhưng lại được làm giả, nhập lậu phổ biến. Ngoài kiểm soát chặt từ cửa khẩu, tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng lậu thuộc nhóm hàng này cũng đã được lực lượng chức năng TPHCM phát hiện, xử lý nhiều vụ. Chỉ trong gần 5 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường TPHCM đã kiểm tra, xử lý 17 vụ vi phạm đối với mặt hàng thực phẩm chức năng, đã tạm giữ 12.222 đơn vị sản phẩm (viên, chai, hộp) thực phẩm chức năng các loại nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trị giá khoảng gần 500 triệu đồng. Đơn vị này đã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 216 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.
Nhiều khó khăn trong kiểm soát thị trường
Hiện thị trường thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đang rất phát triển nhưng cũng vô cùng hỗn loạn khi nhiều sản phẩm đang quảng cáo quá mức về công dụng. Thậm chí không ít loại là hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng được “thổi phồng” về công dụng để bán với giá "cắt cổ", khiến người tiêu dùng gánh chịu thiệt hại lớn về sức khỏe và kinh tế. Tuy nhiên, công tác ngăn chặn, xử lý vi phạm đối với nhóm hàng này của cơ quan chức năng còn gặp nhiều khó khăn. Tại Hội thảo về lĩnh vực này vào cuối năm 2023, ông Trần Đức Đông, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, các nền tảng mạng xã hội phát triển ồ ạt, đặc biệt với những ứng dụng, website mang tên miền quốc tế không thông báo hoặc ẩn danh gần như thoát khỏi sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy, hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa không thể kiểm soát triệt để.
Các đối tượng đã lợi dụng đưa thông tin không chính xác, thổi phồng công dụng của nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đánh vào tâm lý tin dùng hàng ngoại nhập, thu hút đông đảo người tiêu dùng, đẩy nhu cầu sử dụng ngày càng lớn trên thị trường. Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa đã khởi tố, bắt tạm giam 9 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng hỗ trợ chống đột quỵ quy mô lớn ở TP Hà Nội và Thanh Hóa do Nguyễn Thị Thịnh (46 tuổi, ngụ tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) cầm đầu. Làm việc với cơ quan Công an, bước đầu các bị can khai nhận từ đầu năm 2023 đến khi bị bắt, nhóm này đã sản xuất, bán ra thị trường hơn 20.000 hộp viên An cung hoàn Vũ Hoàng Thanh Tâm (loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chống đột quỵ) giả, với trị giá tương đương khoảng 50 tỷ đồng.
Từ thực tiễn công tác kiểm tra, kiểm soát, Cục Quản lý thị trường TPHCM cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý, như: đối với nhiều mặt hàng thực phẩm chức năng giả hiện nay khi phát hiện, bắt giữ phải được giám định trước khi xử lý nhưng một số sản phẩm không có mẫu hàng thật do nhiều mặt hàng không lưu hành ở Việt Nam hoặc không có đại diện sở hữu dẫn đến cơ quan chức năng không thể xử lý hình sự mà phải chuyển sang xử lý hành chính nên không đủ mang tính răn đe đối với những đối tượng vi phạm.
Bên cạnh đó, lợi dụng nhu cầu dùng thực phẩm chức năng của người dân cao, nhiều đối tượng quảng cáo dược phẩm, thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng trên các trang mạng xã hội, trang điện tử có tên miền từ nước ngoài, quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn để đánh lừa người tiêu dùng làm cho cơ quan quản lý không quản lý được nội dung quảng cáo nên không xác định được chủ thể quảng cáo và không có cơ sở để xử lý vi phạm.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/757b798901.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。