【nhan dinh anh】WHO cảnh báo thuốc giả tràn ngập thị trường các nước đang phát triển vì COVID
Đài BBC (Anh) đưa tin đã phát hiện thuốc giả bán tại châu Phi do những kẻ lợi dụng khoảng trống trong thị trường. WHO cảnh báo rằng việc sử dụng những loại thuốc này có thể “gây hiệu ứng phụ nguy hiểm” tới sức khỏe con người.
Trên khắp thế giới,ảnhbáothuốcgiảtrànngậpthịtrườngcácnướcđangpháttriểnvìnhan dinh anh nhiều người đã tích trữ các loại thuốc cơ bản. Tuy nhiên, hai nước sản xuất thuốc lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ đã và đang trải qua thời kỳ phong tỏa và đình trệ sản xuất, do vậy cầu vượt cung khiến những kẻ lừa đảo lợi dụng tình hình làm ăn bất chính.
Trong tuần WHO công bố COVID-19 là đại dịch, đơn vị chống tội phạm liên quan đến y dược của Interpol - Operation Pangea - đã bắt giữ 121 trường hợp ở 90 quốc gia, thu giữ số thuốc nguy hiểm trị giá 14 triệu USD.
Từ Malaysia tới Mozambique, cảnh sát tịch thu hàng chục nghìn khẩu trang và thuốc giả. Tổng thư ký Interpol Jurgen Stock cho biết: “Buôn lậu thuốc giả trong thời kỳ khủng hoảng y tế cho thấy sự coi thường mạng sống của con người”.
WHO cho biết thị trường thuốc giả, bao gồm dược liệu sai hoặc không có tác dụng, hết hạn sử dụng, tại các quốc gia thu nhập và trung bình có thể trị giá hơn 30 tỷ USD.
Thị trường thuốc toàn cầu có chuỗi cung ứng đa dạng từ các cơ sở sản xuất quan trọng tại Trung Quốc, Ấn Độ đến nơi đóng gói ở châu Âu, Nam Mỹ và các nhà phân phối tới mọi quốc gia.
Tuy nhiên, khi hàng loạt quốc gia trên thế giới ban hành phong tỏa, nguồn cung thuốc bắt đầu lạc nhịp. Một số công ty sản xuất thuốc cho biết chỉ còn vận hành ở mức 50 - 60% so với bình thường. Trong khi đó, các công ty Ấn Độ cung cấp 20% thuốc cơ bản đến các quốc gia châu Phi.
Dược sĩ Ephraim Phiri tại thủ đô Zambia chia sẻ: “Chúng tôi chẳng thể làm gì. Thật khó để lấy thuốc, đặc biệt những loại thiết yếu như kháng sinh và chống sốt rét”.
Các nhà sản xuất cũng đối mặt với khó khăn khi một số dược liệu tăng giá. Một nhà sản xuất tại Pakistan cho biết ông thường mua hydrochloroquine sản xuất thuốc sốt rét với giá 100 USD/kg nhưng hiện nay đã tăng lên 1.150 USD/kg.
Ông Pernette Bourdillion Esteve tại đội chống thuốc gia thuộc WHO nhận định: “Khi cung không đáp ứng được cầu thì thuốc giả hoặc kém chất lượng sẽ tìm cách thế chân vào”.
Từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập đến khả năng sử dụng thuốc sốt rét trong điều trị COVID-19, nhu cầu về loại thuốc này tăng đột biến. WHO nhiều lần khẳng định rằng chưa có bằng chứng cho thấy thuốc sốt rét có tác dụng với COVID-19.
Khi cầu tăng, lượng thuốc sốt rét giả tuồn vào thị trường cũng gia tăng tại Congo và Cameroon, Niger.
Khi dịch COVID-19 chưa thuyên giảm, giáo sư Paul Newton tại Đại học Oxford (Anh) cảnh báo thuốc giả trong thị trường sẽ tăng nếu các chính phủ trên toàn thế giới không hợp tác xử lý.
Theo TTXVN
相关文章
Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
Báo Bình Phước online trích đăng tóm tắt v2025-01-09Dễ nghe, dễ hiểu và dễ thực hiện
');this.closest('table').remove();">Các đại biểu được quán triệt Nghị quyết công đoàn TP. Huế nhiệ2025-01-09Tin bóng đá 10/3: MU ký Harry Kane, De Jong từ chối Ten Hag
MU nỗ lực chiêu mộ Harry KaneBáo chí Anh đưa tin, trong dự án hướng đến m2025-01-09Cổ phiếu ngân hàng sẽ trở lại sau quý I?
Lợi nhuận các ngân hàng phân hóa trong quý I/2022Theo ước tính của SSI Research, tăng trưởng lợi nhu2025-01-09Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
Soi kèo góc Liverpool vs MUSoi kèo phạt góc hiệp 1Tỷ lệ: 0:2Tài x2025-01-09Chứng khoán phái sinh: Hợp đồng tháng hiện tại có thể hồi phục và kiểm lại đường xu hướng giảm
Trên thị trường chứng khoán phái sinh trước kỳ nghỉ lễ, các hợp đồng đều đóng cửa giảm điểm trước áp2025-01-09
最新评论