当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【giải vđqg hàn quốc】TPHCM lý giải về chênh lệch thu phí hạ tầng cảng biển 正文

【giải vđqg hàn quốc】TPHCM lý giải về chênh lệch thu phí hạ tầng cảng biển

2025-01-10 01:24:30 来源:88Point 作者:La liga 点击:225次
Bộ Tài chính đề nghị TPHCM sửa quy định về thu phí hạ tầng cảng biển
Thu phí hạ tầng cảng biển: Bất hợp lý khi thu phí hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy
kẹt xe ra vào cảng Cát Lái. Ảnh: T.H
Các xe container hàng hóa chôn chân tại cổng cảng Cát Lái. Ảnh: T.H

Giảm áp lực hạ tầng giao thông

Đưa ra lý do TPHCM xây dựng mức thu phí chênh lệch giữa việc mở tờ khai tại TPHCM và ngoài TPHCM, UBND TPHCM dẫn ra một loạt minh chứng cụ thể.

UBND TPHCM cho rằng, sản lượng hàng thông qua cảng TPHCM năm 2019 là 168,756 triệu tấn, đã vượt xa so với số liệu dự báo của Bộ Giao Thông Vận tải vào năm 2030 là 159,98 triệu tấn.

Đồng thời, theo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (do Công ty Cổ phần TVXD Công trình Hàng hải lập - báo cáo tháng 10 năm 2020), dự báo lượng hàng hóa thông qua cảng biển TPHCM đến năm 2030 đạt 236,9 triệu tấn, trong đó riêng lượng hàng container khoảng 9,14 triệu teus.

UBND TPHCM phân tích, lưu lượng hàng hóa vận chuyển qua khu vực cửa khẩu cảng biển TPHCM như trên đã gây áp lực lên hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các khu bến cảng, vốn đã thiếu và quy mô nhỏ. Phần lớn các cảng biển đều có vị trí nằm trong khu vực nội đô (như bến cảng Cát Lái, bến cảng Tân Thuận, bến cảng Hiệp Phước, bến cảng Phú Hữu, bến cảng Phước Long,...).

Cùng với đó, hệ thống đường giao thông kết nối ra vào bến cảng sử dụng chung với đường đô thị (không có đường chuyên dùng) nên tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường ra vào bến cảng, đặc biệt là bến cảng Cát Lái

Hiện nay do hệ thống hạ tầng giao thông quá tải, thời gian quay vòng xe tải là 2 chuyến/ngày và xe container là 1,5 chuyến/ngày do hạ tầng khu vực cảng biển TPHCM chưa được cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh, chưa có làn đường chuyên dụng và do vận tốc khai thác thấp và do tình trạng kẹt xe các tuyến đường xung quanh cảng biển, đây là con số quay vòng khá thấp so với chi phí đầu tư xe tải và xe container của doanh nghiệp.

Đồng thời, việc ùn tắc giao thông trên các tuyến đường ra vào cảng đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường do các phương tiện mất nhiều thời gian lưu thông trên đường, mức xả thải của phương tiện tăng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội của người dân sinh sống tại thành phố, ảnh hưởng sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống đô thị.

Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy 76% người dân bị ùn tắc giao thông lãng phí 30 phút/ngày; 13% lãng phí 2 tiếng mỗi ngày do tình trạng ùn tắc giao thông, theo đó toàn Thành phố lãng phí khoảng 160 triệu tiếng/năm. Ùn tắc giao thông gây thiệt hại về kinh tế khoảng trên 1 tỷ USD mỗi năm cho TPHCM. Để hạn chế số lượng các phương tiện vận chuyển hàng hóa ra, vào thành phố trong giai đoạn hạ tầng giao thông chưa thể đáp ứng như hiện nay, cần thiết có giải pháp về kinh tế.

Điều tiết hàng đến các cảng lân cận

Trong văn bản vừa gửi Văn phòng Chính phủ, UBND TP.HCM cho biết khi xây dựng mức thu phí hạ tầng cảng biển, TP.HCM không chọn phương pháp chi phí để tính mức phí vì nếu tính mức thu theo phương pháp chi phí thì mức thu sẽ vượt quá khả năng đóng phí của các doanh nghiệp cũng như vượt quá mức thu đang áp dụng của Hải Phòng.

Do đó, UBND TP sử dụng phương pháp so sánh để áp dụng mức thu của Hải Phòng. Đồng thời, căn cứ điều kiện cụ thể của thành phố và tham khảo mức thu phí của các địa phương có cửa khẩu biên giới đất liền hoặc cửa khẩu cảng biển trong khu vực để xây dựng mức thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP.HCM

"Mức thu này được căn cứ Thông tư số 85/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nghị quyết số 10/2020 của HĐND TP.HCM là phù hợp theo quy định" - UBND TPHCM khẳng định.

TPHCM cũng cho rằng, căn cứ Thông tư số 85/2013/TT-BTC nêu trên, mức thu phí của thành phố thấp hơn mức thu phí của cửa khẩu biên giới của Lạng Sơn, Lào Cai, Tây Ninh..., tương đương mức thu phí của Hải Phòng.

Mặt khác, trong tổng số hàng qua cảng biển TPHCM hiện nay, chỉ có 40% là hàng hóa làm thủ tục thông quan tại thành phố, 55% hàng hóa thuộc các địa phương khác làm thủ tục thông quan tại các địa phương ngoài TPHCM, 5% là hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu.

Như vậy, 60% hàng hóa đi vào, ra khỏi thành phố, sử dụng kết cấu hạ tầng và dịch vụ tiện ích của thành phố đã gây áp lực rất lớn lên kết cấu hạ tầng giao thông của TPHCM trong khi hạ tầng giao thông thành phố chưa đủ điều kiện đáp ứng.

Theo UBND TPHCM, ban đầu mức thu phí xây dựng cho xuất nhập khẩu hàng hóa container 20 feet là 500.000 đồng/cont; container 40 feet là 1 triệu đồng/cont; hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container là 30.000 đồng/tấn.

Sau khi xem xét việc đóng góp các khoản phí, thuế cho ngân sách và điều kiện xã hội, TP.HCM đã xác định giảm 50% mức phí cho các doanh nghiệp mở tờ khai là những doanh nghiệp đóng góp ngân sách TPHCM.

Đồng thời, mức thu phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai ngoài TPHCM được xây dựng cao hơn so với hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TPHCM nhằm điều tiết giao thông, giảm áp lực lên hệ thống hạ tầng thành phố thông qua việc nâng cao mức phí để các doanh nghiệp tại các địa phương khác lựa chọn việc vận chuyển hàng hóa đến các bến cảng biển thuộc các địa phương khác, như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

作者:Ngoại Hạng Anh
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜