VHO - Ngày 12.10,ảnglớptruyềndạynghệthuậtmúaLâbạn xếp hạng bóng đá anh tại TP Sóc Trăng, Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng khai giảng lớp tập huấn truyền dạy nghệ thuật múa Lân-Sư-Rồng tỉnh Sóc Trăng năm 2024.
Đây là hoạt động nhằm triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 1036/KH-SVHTTDL của Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng về việc thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, năm 2024 (Dự án 6).
Ông Lâm Thanh Dũng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lân-Sư-Rồng Việt Nam, Phó Giám đốc Sở VHTTDL cho biết, nghệ thuật dân gian múa Lân-Sư-Rồng được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ III tại Trung Quốc và phát triển dần trở thành hoạt động văn hóa phổ biến ở nhiều quốc gia Châu Á như, Nhật Bản, Tây Tạng, Indonesia, Malaysia,…
Tại Việt Nam, múa Lân-Sư-Rồng được xem như bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc được duy trì và phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Năm 2023, bộ môn này chính thức có mặt trong hệ thống thi đấu thể thao quần chúng quốc gia, đây là dấu mốc có ý nghĩa rất quan trọng, từ một loại hình nghệ thuật dân gian, múa Lân-Sư-Rồng bước sang một chặng đường mới chuyên nghiệp và mang tầm vóc quốc gia.
Đặc biệt hơn nữa khi đây là một trong những hoạt động thể thao quần chúng được lựa chọn đưa vào kế hoạch tổ chức truyền dạy cho các thế hệ kế thừa gìn giữ, bảo tồn và phát triển.
Theo BTC, đối tượng tham gia lớp tập huấn là hướng dẫn viên, học viên tại các CLB Lân-Sư-Rồng các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian tập huấn 8 ngày/lớp, tại Trung tâm Hội nghị Toàn Thịnh, số 156, đường Trần Hưng Đạo, Phường 2, TP Sóc Trăng.
Các học viên sẽ được truyền dạy phần lý thuyết và phần thực hành.
Phần lý thuyết: Giới thiệu về Lân-Sư-Rồng, quá trình hình thành và phát triển. Hướng dẫn Luật thi đấu và cách tổ chức thi đấu, các quy định chung của pháp luật về thể thao và pháp luật đối với bộ môn Lân-Sư-Rồng.
Cùng với đó, học viên được hướng dẫn an toàn trong tập luyện và sơ cứu chấn thương, hướng dẫn xây dựng kế hoạch tập luyện và đánh giá quá trình tập luyện.
Phần thực hành với hai lớp cơ bản và nâng cao.
Ở lớp cơ bản, các học viên được hướng dẫn làm quen với các dụng cụ, đạo cụ, tập đánh trống, tập luyện các bước di chuyển, các động tác nhảy cơ bản, kỹ thuật cơ bản của nghệ thuật múa Lân-Sư-Rồng, thực hành sơ cứu chấn thương trong tập luyện và thi đấu.
Ở lớp nâng cao, học viên được hướng dẫn tập luyện những bài diễn bắt buộc và bài diễn tự chọn, phân loại động tác khó trong bộ môn Lân-Sư-Rồng, hướng dẫn tập luyện các bài múa cơ bản và một số bài múa thi đấu giải khu vực và quốc gia.
Cuối khóa học, giảng viên tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả truyền dạy cũng như sự lĩnh hội của học viên…
Thành phần giảng viên truyền dạy là những võ sư có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động múa Lân-Sư-Rồng của Liên đoàn Lân-Sư-Rồng Việt Nam, Cục Thể dục Thể thao.