【nhận định trận argentina】Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh
- Quân đội ta đã rèn luyện nên nhiều người tài,ĐạitướngnguyênChủtịchnướcLêĐứnhận định trận argentina giữ nhiều vị trí quan trọng trong Đảng và Nhà nước. Chúng ta vinh dự có một vị Đại tướng giữ trọng trách Chủ tịch nước, đó là Đại tướng Lê Đức Anh. Nhân dịp quân đội ta tròn 70 năm xây dựng và trưởng thành, chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về ông.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng, đồng bào, đồng chí... đã chiến đấu hy sinh, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân.
Quân đội là trường học lớn, nơi đào tạo nhiều nhân tài không chỉ phục vụ nhiệm vụ trong quân ngũ, mà quân đội còn cung cấp cho Nhà nước nhiều cán bộ tài năng, được trưởng thành từ trong chiến đấu ra giữ các cương vị trọng trách trong Đảng, Nhà nước và Quốc hội... Trong đó Đại tướng Lê Đức Anh là một người như vậy - ông đã vinh dự là vị Đại tướng đầu tiên cho đến nay được Đảng, Nhà nước giao trọng trách Chủ tịch nước.
Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân |
Cuộc đời hoạt động của Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước đã có nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quân đội, Đại tướng Lê Đức Anh đã công tác, chiến đấu trên nhiều mặt trận từ Nam ra Bắc. Ông đã hai lần đi tàu không số vào Nam (năm 1963), ra Bắc (cuối năm 1973); trên cương vị Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng quân giải phóng miền Nam, ông đã tham gia nhiều sự kiện quan trọng, trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, như cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1968; Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn tháng 4 năm 1975.
Ông từng làm Tư lệnh Quân khu 9, Quân khu 7 và Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của Khơ Me đỏ. Ông được thăng Đại tướng năm 1984, từng giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1987 đến 1991, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Năm 1992, ông được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bầu vào chức vụ Chủ tịch nước.
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam tại Trường Sa Lớn ngày 7/5/1988.Ảnh: Nguyễn Bắc Son |
Trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch nước, ông đã góp phần cùng tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa công cuộc đổi mới được khởi xướng từ năm 1986 đi vào hiện thực, tạo tiền đề cho sự thành công công cuộc đổi mới những năm tiếp theo. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/1994, ông đã đề nghị và được Bộ Chính trị chấp nhận việc phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng để tôn vinh và ghi công sự cống hiến của các mẹ cho độc lập tự do của Tổ quốc và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau. Cũng trong nhiệm kỳ này chúng ta đã thực hiện thông thương quan hệ với Trung Quốc, phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, đưa nước ta sang một thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập với quốc tế.
Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh dẫn các Bà mẹ Việt Nam anh hùng 61 tỉnh thành được phong lần đầu tiên duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 19/12/1994. Ảnh: Nguyễn Bắc Son |
Một vị Đại tướng trong chiến tranh thì cầm quân đánh giặc, thời bình được Đảng, Nhà nước tin cậy giao trọng trách làm Chủ tịch nước, điều đó chứng tỏ quân đội ta thật sự là một đội quân chiến đấu và là một đội quân công tác như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành".
Chúng tôi ngưỡng mộ học tập ông, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Đại tướng với nhiều chiến công hiển hách và vị Chủ tịch nước để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đánh giá về ông, sinh thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã viết: "Ngần ấy thời gian biết về anh Sáu Nam - Lê Đức Anh, có lúc cùng chiến trường, có lúc ở cấp lãnh đạo Nhà nước, anh là một cán bộ tham mưu tầm cỡ, một vị tướng chỉ huy cương nghị, bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm. Một Bộ trưởng Quốc phòng trong thời bình xây dựng có nhiều đổi mới trong tổ chức và bố trí lực lượng quân đội, lực lượng vũ trang nhân dân; một trong những nhà lãnh đạo quốc gia tầm cỡ trong thời kỳ đổi mới đất nước... Công bằng mà đánh giá, cũng không có nhiều tướng lĩnh như anh Lê Đức Anh. Với ngần ấy công sức, tâm lực, cống hiến cho đất nước và dân tộc, anh xứng đáng được trân trọng".
Đại tướng vừa qua sinh nhật lần thứ 94, chúng tôi rất phấn khởi khi thấy ông tuy tuổi cao nhưng vẫn khỏe mạnh trong bộ quân phục với quân hàm Đại tướng tại lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân và luôn nở nụ cười nhân hậu khi lần lượt các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đồng đội tới bắt tay chúc mừng ông trước giờ buổi lễ diễn ra tại cung Mỹ Đình sáng ngày 20/12/2014 và đến thăm ông tại nhà riêng hôm nay 21/12/2014.
Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng Tổng bí thư Đỗ Mười, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đón Chủ tịch Cuba Fidel Castro tháng 12/1995.Ảnh: Nguyễn Bắc Son |
Đại tướng Lê Đức Anh và Trợ lý, Đại tá Nguyễn Bắc Son (nay là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trong ngày Đại tướng nhận huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, năm 1998 |
Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm, chúc mừng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đến thăm và chúc mừng Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng; Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
|
- VietNamNet