Phòng học không đạt chuẩn (diện tích nhỏ) tại trường mầm non Hương Vinh Khó trong xây dựng trường đạt chuẩn Hương Trà hiện có 17 trường mầm non công lập,ămhọcmớinỗilocũnhận định các trận đấu tối nay 28 trường tiểu học (TH), 14 trường trung học cơ sở (THCS), 1 trường TH&THCS, 4 trường trung học phổ thông (THPT) và 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên. Năm năm qua, bằng nhiều nguồn vốn của các chương trình, dự án, toàn ngành đã đầu tư gần trên 150 tỷ đồng cho việc xây dựng phòng học, phòng chức năng, nhà điều hành... các trường học trong thị xã. Đến nay, đã có 37/64 đơn vị được được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế- xã hội trên địa bàn thị xã còn gặp nhiều khó khăn, nguồn ngân sách để chi cho xây dựng cơ bản bị cắt giảm nên việc huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục chưa nhiều, nhất là nguồn kinh phí đầu tư xây dựng phòng học và các công trình ở các cơ sở giáo dục. Theo Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch Hương Trà Mai Công Dương, việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp hiện nay phần lớn phụ thuộc vào kinh phí hỗ trợ từ tỉnh và số tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất. “Mặc dù, trong thu tiền sử dụng đất, địa phương đã dành trên 20% (năm 2016 trên 30%) cho giáo dục, chưa kể các phường, xã, nhưng nguồn ngân sách ít ỏi của thị xã chỉ giúp được một số trường sửa sang lại cơ sở vật chất trường lớp đảm bảo an toàn. Số tiền này chỉ như “muối bỏ biển” vì có quá nhiều trường cơ sở hạ tầng xuống cấp, nhiều trường học xây dựng đã lâu, nhiều hạng mục cần đầu tư cải tạo”, ông Dương cho hay.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Hương Trà Trương Văn Đới bày tỏ, dù đã nỗ lực, nhưng hiện nay là cơ sở vật chất ngành giáo dục trên địa bàn thị xã vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, giảng dạy. Số phòng đạt chuẩn thấp dẫn đến khó khăn trong xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia (ĐCQG). Hiện, so với quy mô học sinh và yêu cầu nhiệm vụ, để phấn đấu có 59 trường ĐCQG (đến 2020) thị xã cần đầu tư gần 400 phòng học, trên 150 phòng học bộ môn, hàng chục khu hành chính, trên 200 nhà vệ sinh... Tổng kinh phí dự kiến trên 750 tỷ đồng. “Nóng” bậc học mầm non Ông Trương Văn Đới nhận định, trường lớp ở bậc TH và THCS trên địa bàn cơ bản tốt, có 21/28 trường TH và 10/15 trường THCS đạt chuẩn. Riêng bậc học mầm non, tuy đã được sắp xếp theo quy hoạch nhưng phòng học còn thiếu và chưa đạt chuẩn còn nhiều, mới chỉ có 4/17 trường đạt chuẩn. Trường mầm non Bình Thành với 3 cơ sở nhưng hiện không có đơn vị nào đạt chuẩn. Tương tự, mầm non Bình Điền dù chất lượng cũng như việc huy động cháu đến lớp rất tốt, nhưng các phòng học chỉ nhỏ 30-40m2... Với 17 trường mầm non chưa đạt chuẩn, tất cả đều “vướng” tiêu chí tiêu chuẩn phòng học, trong khi kinh phí để xây dựng 1 phòng như vậy lên đến 700-800 triệu đồng. Trước đây, hầu hết các cơ sở mầm non dân lập không được Nhà nước đầu tư nhiều. Sau khi có chủ trương chuyển toàn bộ mầm non dân lập sang công lập, thị xã cũng đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng mới các trường học nhưng thực tế là không thấm vào đâu. Thêm vào đó, sau khi chương trình kiên cố hóa trường học bị “cắt”, 9 trường với 60 phòng học (các cấp) tại địa phương cũng không thực hiện được. “Hiện, dù có nhiều phòng học đã xuống cấp, trong lộ trình phải “xóa” nhưng thực tế, chúng tôi đều tận dụng để dạy chứ không thể xóa được, ông Đới nói.
Trưởng phòng Giáo dục thị xã lo ngại, đối với ngành giáo dục Hương Trà, chất lượng có thể phấn đấu, học sinh bỏ học có thể giảm, đội ngũ giáo viên giỏi ở miền núi còn thiếu có thể khắc phục... Riêng đầu tư cơ sở vật chất thì cực khó để đạt vì phải đầu tư kinh phí trong khi nguồn vốn từ ngân sách ngày càng eo hẹp. Trước mắt, thị xã Hương Trà ngoài việc huy động các nguồn lực xã hội hóa, nhất là các tổ chức tài trợ cũng đã dành kinh phí từ ngân sách địa phương để xây dựng, sửa chữa một số trường mẫu giáo ở các địa bàn trọng điểm tập trung dân cư nhiều, như Tứ Hạ, Hương Hồ, Hương Vinh; ưu tiên tập trung cho những trường cần số vốn đầu tư ít (chỉ cải tạo, sửa chữa), như mầm non Hương An, Bình Điền... Năm học vừa qua, địa phương cũng cố gắng xây dựng 2 phòng học tại mầm non Lại Bằng (Hương Vân), với kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng và đang triển khai xây 8 phòng của mầm non Hương Văn với tổng kinh phí trên trên 6 tỷ đồng. Không còn cách nào khác là địa phương phải thực hiện đầu tư cuốn chiếu, theo từng bước chứ không thể dàn trải. Trước mắt, ưu tiên các trường có cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, thiếu phòng học, các trường phấn đấu đạt chuẩn trong thời gian tới. Riêng việc đầu tư xây mới phòng học thì phải chờ các chương trình mục tiêu, dự án chứ ngân sách thì “lực bất tòng tâm”, ông Dương cho hay. Liên Minh |