Xuất nhập khẩu đạt hơn 65 tỷ USD trong tháng 1/2024 Xuất nhập khẩu đạt hơn 2 tỷ USD/ngày trong nửa cuối tháng 1 Doanh nghiệp FDI thu hơn 44 tỷ USD từ xuất nhập khẩu trong tháng 1 Sản xuất phục hồi,ấtnhậpkhẩuquýXuhướngphụchồingàycàngrõnéthơtỷ số sea games động lực cho xuất khẩu tăng tốc |
Xuất siêu đạt mức cao nhất trong 5 năm Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ trong tháng 3/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý 1/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9% . Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD. Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2024 ước đạt 34,01 tỷ USD, tăng 37,8% so với tháng trước. Tính chung quý 1/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 25,21 tỷ USD, tăng 26,2%, chiếm 27,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 67,85 tỷ USD, tăng 13,9%, chiếm 72,9%. Trong quý 1/2024 có 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 82,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52,7%). Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 1,18 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 82,02 tỷ USD, chiếm 88,1%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 8 tỷ USD, chiếm 8,6%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 1,86 tỷ USD, chiếm 2%. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2024 ước đạt 31,08 tỷ USD, tăng 33,4% so với tháng trước. Quý 1, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 84,98 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 29,7 tỷ USD, tăng 14,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 55,28 tỷ USD, tăng 13,6%. Cũng trong quý 1 đã có 17 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 76,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (2 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 40,3%). Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 26,2 tỷ USD. Còn Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 29,4 tỷ USD. Cụ thể, trong quý 1, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 22,7 tỷ USD tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 8,2 tỷ USD, tăng 15,8%; xuất siêu sang Nhật Bản 50 triệu USD, giảm 27,7%; nhập siêu từ Trung Quốc 16,7 tỷ USD, tăng 44,4%; nhập siêu từ Hàn Quốc 6,2 tỷ USD, giảm 3,5%; nhập siêu từ ASEAN 2,2 tỷ USD, tăng 10,9%. | Dư địa xuất khẩu của trái cây Việt Nam còn rất lớn. Ảnh minh hoạ: N.H |
Các mặt hàng chủ lực tiếp tục gây ấn tượng Đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu trong quý 1, đại diện Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ (Tổng cục Thống kê cho biết), duy trì xu hướng phục hồi từ quý 4/2023, trong quý 1/2024 hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam quý I năm 2024 đã đạt kết quả tích cực. Đây cũng là điểm sáng của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu tăng 17% và nhập khẩu tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2023 Đối với khu vực kinh tế trong nước, trong tổng số 45 mặt hàng xuất khẩu chính trong quý 1 có đến 35/45 (đạt 77,8%) nhóm hàng tăng so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm đến 91,3% tổng trị giá mặt hàng xuất khẩu. Trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, như: điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,3%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 18,9%. Một số mặt hàng xuất khẩu nông lâm sản có lợi thế của Việt Nam cũng có mức tăng trưởng tốt so với cùng kỳ như: cà phê tăng 54,2%; hạt điều tăng 20,2%; rau quả tăng 25,8%; gạo tăng 40%. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đều ghi nhận sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước ở hầu hết các thị trường chủ lực. Cụ thể: Trung Quốc tăng 5,2%; Hoa Kỳ tăng 26%; Nhật Bản tăng 6,4%; Thị trường EU tăng 16,3%... Nhờ những kết quả trên, cán cân thương mại quý 1 duy trì thặng dư với giá trị xuất siêu đạt 8,1 tỷ USD (cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây). Có được kết quả như trên nhờ sự nỗ lực của Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương và sự quyết tâm của doanh nghiệp, tận dụng được các cơ hội của các hiệp định thương mại tự do, tăng cường việc xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm của Việt Nam ra thị trường quốc tế, khẳng định chất lượng hàng hóa của Việt Nam ngày càng được thế giới tin dùng. Bên cạnh đó cũng có thể thấy xu hướng cầu thế giới về một số mặt hàng của Việt Nam cũng đã bắt đầu phục hồi, đây cũng là tín hiệu rất đáng mừng trong bối cảnh vẫn còn nhiều thách thức. Trong đó, chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu đã ước đạt trên 34 tỷ USD, tăng 37,8% so với tháng trước. Nếu tính theo tháng, đây là mức kim ngạch xuất khẩu hàng hóa rất cao. Trong khi đó, nhập khẩu ước đạt 31,08 tỷ USD, tăng 33,4% so với tháng trước. Mức tăng cao này có nguyên nhân từ việc tháng 2 là tháng có tết Nguyên đán, kỳ nghỉ kéo dài, khiến sản xuất và xuất khẩu chậm lại, song tính cả về số tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng, thì có thể thấy xu hướng phục hồi của thương mại hàng hóa đã rõ nét hơn. Đáng chú ý, cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu quý 1 vẫn rất tích cực. Trong đó, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 79,9 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 94%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 5,08 tỷ USD, tăng 4,6%, chiếm 6%. Nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng nhanh là chỉ báo cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng tăng nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. |