您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỷ.số bóng đá】Đề án 52: Thay đổi nhận thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản 正文

【tỷ.số bóng đá】Đề án 52: Thay đổi nhận thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản

时间:2025-01-26 00:41:30 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Cà Mau có 7/9 huyện, thành phố thực hiện Đề án 52 “Đề án kiểm soát dân số vùng biển đảo và ven biển” tỷ.số bóng đá

Báo Cà MauCà Mau có 7/9 huyện, thành phố thực hiện Đề án 52 “Đề án kiểm soát dân số vùng biển đảo và ven biển” với số dân vùng biển trên 935.137 người. Trong đó, phụ nữ 15-49 tuổi là 266.060 người, phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là 142.146 người.

Cà Mau có 7/9 huyện, thành phố thực hiện Đề án 52 “Đề án kiểm soát dân số vùng biển đảo và ven biển” với số dân vùng biển trên 935.137 người. Trong đó, phụ nữ 15-49 tuổi là 266.060 người, phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là 142.146 người.

Năm 2009, khi Ðề án 52 được triển khai, đã tạo được luồng sinh khí mới, làm chuyển biến nhận thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS), góp phần nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực biển. Ðặc biệt, đề án đã tạo cơ hội cho người dân vùng biển có thể tiếp cận và hưởng thụ đầy đủ các gói dịch vụ CSSKSS/KHHGÐ, góp phần nâng cao chất lượng dân số khi sinh thông qua Dự án “Tầm soát các dị dạng, dị tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh”.

 Thay đổi nhận thức

Hơn 7 năm nay, chị Thái Thị Thu Biên (ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời) đặt vòng tránh thai. Theo chị Biên, được cộng tác viên (CTV) dân số của ấp tuyên truyền nên vợ chồng chị hiểu việc sinh ít để các con được chăm sóc tốt hơn về sức khoẻ và được học hành đến nơi đến chốn. Cán bộ chuyên trách dân số xã Phong Lạc, ông Nguyễn Văn Chuyển cho hay, năm 2009, Phong Lạc được chọn để triển khai Ðề án 52. So với trước đây, kể từ khi thực hiện đề án tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) đạt trên 80%. Ðặc biệt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 11,12% (năm 2013) xuống còn 10,6% (năm 2014). Bên cạnh đó, chị em trong độ tuổi sinh đẻ cũng thay đổi nhận thức trong việc thường xuyên khám và điều trị các bệnh phụ khoa.

Chị Thái Thị Thu Biên (ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời) hướng dẫn con học bài.

Năm 2015, huyện Năm Căn có 4/8 xã, thị trấn thực hiện Ðề án 52. Qua thời gian triển khai thực hiện, công tác dân số đã có những chuyển biến tích cực. Từ đầu năm đến nay, tỷ lệ sinh con thứ 3, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm, các cặp vợ chồng có điều kiện làm ăn và chăm sóc con cái. Chỉ tính riêng tháng cao điểm thực hiện Ðề án 52 đã có 5.356 lượt chị em đến với các trạm y tế, 4.935 chị khám và có 1.761 chị điều trị phụ khoa; 178 bà mẹ được khám thai và 4.874 cặp vợ chồng thực hiện các BPTT hiện đại như: đặt vòng, đình sản, thuốc tiêm, thuốc uống và bao cao su.

Ðược CTV dân số đến tuyên truyền vận động, vợ chồng chị Võ Kim Sáng (khóm 5, thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân) quyết định dừng ở 2 con để có điều kiện chăm sóc tốt hơn. Chị Sáng chia sẻ: “Do cuộc sống chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào nghề đi biển, nếu sinh con đông thì nuôi không nổi, nên vợ chồng chỉ sinh 2 đứa vừa lo phát triển kinh tế, vừa có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn. Hằng năm, khi có các chiến dịch về CSSKSS tại trạm y tế, tôi cũng có điều kiện đi kiểm tra sức khoẻ cho bản thân”.

Nâng cao sức khoẻ

Người dân đã ý thức được rằng, mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt nên không chỉ tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3 giảm mà tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các BPTT hiện đại, số người tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, CSSKSS/KHHGÐ tăng cao hơn so với các năm trước.

Mục tiêu của Đề án 52: Năm 2015, quy mô dân số vùng biển, đảo, ven biển Cà Mau không vượt quá 940.117 người và 1.016.326 người vào năm 2020. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các vùng biển, đảo, ven biển áp dụng các BPTT hiện đại trên 72% (năm 2015), 75% (năm 2020). Tỷ lệ người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình đạt 80% (năm 2015) và 95% (năm 2020).

Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKSS/KHHGÐ theo Ðề án 52, Sở Y tế Cà Mau thành lập 8 đội dịch vụ lưu động thực hiện tuyên truyền và cung cấp các loại dịch vụ cho 47 xã, thị trấn ven biển và ngập mặn trong tỉnh. Nhờ đó đến nay, có hơn 150.000 người được tư vấn tiếp cận các dịch vụ CSSKSS/KHHGÐ từ các đội lưu động, và số người áp dụng các BPTT lâm sàng đạt trên 80%. Giám đốc Trung tâm DS-KHHGÐ huyện Trần Văn Thời Huỳnh Thanh Giảng cho hay, huyện có 7 xã, thị trấn thuộc Ðề án 52. Người dân ở các địa phương thực hiện đề án được tiếp cận các gói dịch vụ sinh sản - KHHGÐ. Từ đó sức khoẻ của người dân trong vùng đề án cũng được nâng lên đáng kể.

Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGÐ Cà Mau, Bác sĩ Nguyễn Cao Hùng cho biết, để có được kết quả trên, trong quá trình triển khai đề án, Trung tâm DS-KHHGÐ các huyện đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương. Ðẩy mạnh truyền thông về công tác dân số, CSSKSS/KHHGÐ giúp người dân nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi và thực hiện tốt công tác giảm sinh, giảm sinh con thứ 3 trở lên. Bên cạnh đó, Ðề án 52 còn hỗ trợ cho trạm truyền thanh các xã đề án máy FM, máy vi tính nối mạng… đây là điều kiện để cán bộ dân số địa phương dễ dàng cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu, kiểm soát tình hình dân số vùng biển đảo, ven biển.

Sau 5 năm triển khai Ðề án 52, góp phần ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số vùng biển, ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS/KHHGÐ, đáp ứng nhu cầu CSSKSS/KHHGÐ nói riêng và sức khoẻ của Nhân dân Cà Mau nói chung./.

Bài và ảnh: Phương Lài