发布时间:2025-01-11 15:00:03 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Tuyển sinh đại học năm 2022: Dự kiến thí sinh đăng ký xét tuyển một lần | |
Tuyển sinh ngành Y không có môn Sinh học: Khó đảm bảo chất lượng đào tạo | |
Năm 2022,ềutrườngđạihọcđềxuấttăngđộphânhóađềthitốtnghiệpTHPTnănhà cái mới ra mắt Bộ Công an sẽ tổ chức bài thi đánh giá để tuyển sinh đại học |
Năm 2021, cả nước có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Ảnh ĐH |
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm 2021, cả nước có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có 795.356 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học và cao đẳng sư phạm. Tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm là 538.507 thí sinh, chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT là 308.371, chiếm 57,26%, chỉ tiêu xét tuyển theo các phương thức khác là 230.136, chiếm 42,74%.
Tại Hội nghị tuyển sinh báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2021 và triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 16/3, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, nhìn chung công tác tuyển sinh năm 2022 giữ ổn định như năm 2021, chỉ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, cho các cơ sở đào tạo nhằm đảm bảo khách quan, công bằng giữa các thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Trước thông tin một số đại học xét tuyển các tổ hợp không có môn Sinh học đối với các ngành y dược, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội cho rằng, các trường cần hết sức cân nhắc khi sử dụng các tổ hợp mới. Việc dùng tổ hợp xét tuyển không có môn Sinh học để tuyển sinh ngành y không hoàn toàn mới, phương thức này đã được các trường về y dược khối quân đội áp dụng, nhưng với các trường đào tạo thuần về y dược là điều khá mới. Các trường không nên dành tỷ lệ lớn chỉ tiêu cho các tổ hợp mới, có chăng nên để dưới 25%, việc áp dụng cũng cần có lộ trình cụ thể, thông báo trước cho thí sinh và có thời gian đánh giá lại hiệu quả của những tổ hợp này khi tuyển sinh. |
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo, trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), việc giữ ổn định công tác tuyển sinh đại học như năm 2021 là cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các trường đại học. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cần sớm ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh 2022, bởi dù chủ trương là ổn định nhưng những điều chỉnh mang tính kỹ thuật (nếu có) cũng tác động lớn đến các thí sinh.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng Phòng Đào tạo trường Đại học Y dược TPHCM cho biết, trong bối cảnh tự chủ tuyển sinh, các trường có thể đưa ra các phương thức tuyển sinh riêng, nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tự tổ chức các kỳ thi riêng càng khó khăn và áp lực cho chính các trường và thí sinh. Hiện nay, tỷ lệ các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Do đó, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 Bộ GD&ĐT cần ra đề thi theo hướng tăng tính phân hóa để các trường có đầu vào cao như khối ngành y dược vẫn có thể sử dụng kết quả này để tuyển sinh.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời điểm này các trường khối sức khỏe chưa tổ chức họp để thống nhất phương thức tuyển sinh cho nhóm ngành y dược. Tuy nhiên, trường Đại học Y Hà Nội vẫn xác định sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cho rằng, Bộ GD&ĐT cần giữ vai trò chỉ đạo trong khâu tổ chức và ra đề thi tốt nghiệp THPT, đảm bảo tính tin cậy và phân loại thí sinh giúp các trường yên tâm sử dụng kết quả này trong công tác tuyển sinh.
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Tú, nếu không phát sinh tình huống đặc biệt vào khaongr tháng 6, tháng 7 tình hình dịch bệnh sẽ khả quan hơn. Do đó, Bộ GD&ĐT nên hướng đến việc thực hiện một kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hướng bình thường mới, tránh việc chia cắt thành nhiều đợt và có những thí sinh không tham dự được kỳ thi.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nhận định, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2017, 2018 có mức độ phân hóa tương đối tốt, các trường có thể yên tâm dựa vào kết quả này để xét tuyển. Nhưng từ năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tính phân hóa giảm, không đảm bảo khi xét tuyển đại học. Hy vọng trong năm 2022, Bộ GD&ĐT tiếp tục xây dựng đề thi có tính phân hóa cao hơn, đảm bảo các trường có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển.
Về công tác tuyển sinh đại học năm 2022, Bộ GD&ĐT dự kiến việc đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học phải thực hiện trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Tất cả các nguyện vọng xét tuyển (theo các ngành, các phương thức, cơ sở đào) được đăng ký xét tuyển trực tuyến sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, các nguyện vọng được xếp thứ tự từ một đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh vào các cơ sở đào tạo được lọc ảo chung trên hệ thống và thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo. Đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp môn thi, các trường phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn này, đảm bảo sự công bằng cho thí sinh. Nếu mỗi phương thức (hoặc mỗi tổ hợp môn thi) có chỉ tiêu riêng thì đề án tuyển sinh của các trường phải giải trình được căn cứ phù hợp cho việc phân chỉ tiêu cho từng phương thức (hoặc tổ hợp môn thi). Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các địa phương cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11, lớp 12) lên cơ sở dữ liệu ngành, đồng thời kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển. Cơ sở đào tạo phân tích rủi ro trong quá trình tuyển sinh và có phương án giải quyết, phối hợp giải quyết giữa các cơ sở đào tạo trong quá trình tuyển sinh. |
相关文章
随便看看