游客发表
发帖时间:2025-01-10 10:19:37
Doanh nghiệplogistics Việt Nam được nhận định là có nhiều cơ hội để bứt phá. Trong ảnh: Toàn cảnh Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 do Báo Đầu tư tổ chức |
Bước tiến mới
“Ngành logistics cũng giống như mạch máu trong cơ thể,Đưangànhlogisticspháttriểnxứngvớitiềmnăngthếmạbxh nhật bản khi một khâu vận hành không tốt sẽ khiến cả chuỗi gặp trục trặc. Khi đó các khâu khác phải hoạt động mạnh hơn để đảm bảo cả chuỗi hoạt động”, ông Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPortTM phát biểu tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024, do Báo Đầu tư tổ chức ngày 31/10 tại TP.HCM.
Những bước tiến của ngành logistics được thể hiện rõ qua số liệu được Ngân hàngThế giới (WB) ghi nhận năm 2023, khi Việt Nam đứng thứ 43 trong bảng xếp hạng Chỉ số Hiệu quả logistics (LPI), thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN. Theo bảng xếp hạng về Chỉ số Thị trường mới nổi của Agility - nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận hàng đầu thế giới, năm 2023, Việt Nam đứng thứ 10/50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, tăng 1 bậc so với năm trước.
Ông Yap Kwong Weng dẫn các số liệu cho thấy, sự dịch chuyển của thương mại toàn cầu khiến Đông Nam Á trở thành trung tâm chủ lực cho sản xuất và logistics. Trong đó, Việt Nam đang dẫn đầu sự dịch chuyển của dòng chảy sản xuất và thương mại, tỷ trọng xuất khẩu từ Việt Nam chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đông Nam Á đến một số khu vực.
“Ngành logistics Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển khi có hệ thống cảng biển trải dài, các dịch vụ đang dần hoàn thiện. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu được thúc đẩy bởi nguồn vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) khá lớn vào ngành sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, giúp ngành logistics Việt Nam có cơ hội để tăng tốc”, ông Yap Kwong Weng nhận định.
Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung nhận định, dù ngành logistics đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng so với doanh nghiệp của các ngành khác thì doanh nghiệp ngành logistics thậm chí còn khó khăn hơn, vì đây là ngành non trẻ.
“Doanh nghiệp logistics đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như chính sách, thể chế đối với ngành còn thiếu và chưa đồng bộ; còn hạn chế về trình độ, kinh nghiệm, vốn, nguồn nhân lực…”, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung phát biểu.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, các ngành khác đang chuyển mình rất nhanh khi ứng dụng khoa học công nghệ. Ngành logistics không chỉ đối mặt với lịch sử, mà còn đối mặt với sự phát triển của công nghệ. Vì vậy, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng, các doanh nghiệp logistics muốn tồn tại và phát triển, bắt buộc phải cải tiến hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư ứng dụng các công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh.
“Chúng tôi mong muốn, doanh nghiệp đóng góp các ý kiến để cơ quan nhà nước hoàn thiện chính sách nhằm kiến tạo, đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đối với cộng đồng doanh nghiệp cần có quyết tâm cao hơn, tiếp tục tổ chức kinh doanh hiệu quả hơn để vượt qua các thách thức, thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics Việt Nam trong thời gian tới”, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nói.
Chuyển đổi để bứt phá
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, các doanh nghiệp logistics cho rằng, sự dịch chuyển của dòng chảy sản xuất và thương mại vào Việt Nam là cơ hội để doanh nghiệp bứt phá.
Nhằm tận dụng được các cơ hội, ông Đỗ Hoàng Phương, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại & Tiếp vận Bảo Tín cho rằng, doanh nghiệp logistics cần tận dụng cơ hội để tăng tốc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接