Nhiều giải pháp giúp dân Lộc Ninh hiện có trên 55.000 ha đất sản xuất nông nghiệp,ềugiảiphaacutepchốnghạkqbd cup c3 gần 628.000 con gia súc, gia cầm nên việc đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước uống cho vật nuôi cũng như sinh hoạt của người dân là vấn đề cấp thiết. Do vậy ngay từ cuối mùa khô năm 2018, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và nhân dân trên địa bàn khảo sát, nạo vét các hồ thủy lợi, sông, suối, ao, hồ, đảm bảo tối đa sức chứa nước để phục vụ mùa khô năm 2019. Nông dân xã Lộc Thành (Lộc Ninh) thu hoạch tiêu (ảnh minh họa) - K.B Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, trên địa bàn Lộc Ninh hiện có 14 hồ thủy lợi, 44 giếng khoan, tất cả vẫn đang hoạt động tốt, đủ lượng nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Ông Trần Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, ngoài nâng cấp, sửa chữa, nạo vét hệ thống hồ thủy lợi, các dòng suối, ngay từ đầu năm 2019, phòng cũng đẩy mạnh tuyên truyền người dân xây dựng kế hoạch sản xuất vụ xuân hè cụ thể, phù hợp với nguồn nước tưới; chỉ gieo trồng vụ đông xuân, xuân hè ở những nơi đảm bảo nguồn nước. Vận động nhân dân xuống giống tập trung cùng thời điểm, lựa chọn giống ngắn ngày sử dụng nước tưới ít, có khả năng chống hạn để sản xuất; thực hiện tưới tiết kiệm ngay từ đầu vụ, đặc biệt những vùng dùng nước ngầm để tưới; tích cực làm công tác thủy lợi như: đào ao tích nước, be bờ, ngăn đập tạm để giữ nước trong các suối nhỏ nhằm tăng nguồn nước tưới cho vụ đông xuân, xuân hè; nạo vét hệ thống kênh nội đồng tạo thuận lợi cho việc cấp nước, chống thất thoát nước. Đối với cây lâu năm cần có các biện pháp chống hạn như: che ủ gốc cây, làm giàn che nắng, sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm... để hạn chế nắng nóng và chống bốc hơi nước. Ông Lê Vinh, Phó chủ tịch UBND xã Lộc Thành cho biết: Mùa khô các năm trước, người dân trong xã đều chịu cảnh hạn hán khốc liệt, hầu hết các hộ dân thiếu nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt. Nhưng mùa khô năm nay do cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trong xã đẩy mạnh thực hiện công tác chống hạn nên đến thời điểm này nguồn nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt của người dân vẫn đảm bảo, chỉ số ít hộ dân ở những khu vực cao mới thiếu nguồn nước. Nông dân chủ động chống hạn Gia đình ông Nguyễn Văn Bình ở ấp 8, xã Lộc Thuận có hơn 4.300 nọc tiêu, những năm trước do không chủ động được nguồn nước tưới vào mùa khô nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng tiêu. Năm 2018, gia đình ông bỏ ra hơn 80 triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt nên đã không còn tình trạng thiếu nước vào mùa khô. Ông Bình cho biết: “Sau khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tôi thấy hiệu quả cao, tiết kiệm được khoảng 60% lượng nước tưới so với tưới thủ công như trước đây, ngoài ra còn tiết kiệm công lao động, phân bón...”. Nhờ vậy, hầu hết nông dân trên địa bàn xã Lộc Thuận sử dụng ngày càng phổ biến hệ thống tưới nhỏ giọt và đến thời điểm này họ vẫn chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tương tự, hộ ông Ngô Quang Cheo ở ấp Tà Tê, xã Lộc Thành có hơn 6.000 nọc tiêu cạnh hồ thủy lợi Tà Tê. Do bị ảnh hưởng của trận đại hạn năm 2016, thiếu nước tưới trầm trọng nên gia đình ông chỉ thu được vài tạ tiêu khô, trong khi có rất nhiều nọc bị chết. Năm nay, do đảm bảo được nguồn nước tưới nên hầu hết nọc tiêu của gia đình ông đều phát triển xanh tốt, cho trái nhiều. Nhờ chủ động trong công tác triển khai nhiều giải pháp chống hạn vào mùa khô nên đến thời điểm này trên địa bàn huyện Lộc Ninh cơ bản người dân vẫn đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt. Văn Hùng |