您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【porto – rio ave】Các đài phát thanh truyền hình phải tăng tự chủ tài chính để hoạt động hiệu quả

Ngoại Hạng Anh21人已围观

简介Doanh thu lĩnh vực PTTH đạt 9.200 tỷ đồngÔng Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và ...

Doanh thu lĩnh vực PTTH đạt 9.200 tỷ đồng

Ông Lưu Đình Phúc,ácđàiphátthanhtruyềnhìnhphảităngtựchủtàichínhđểhoạtđộnghiệuquảporto – rio ave Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH và TTĐT), cho biết: Doanh thu năm 2021 của các đơn vị phát thanh truyền hình năm 2021 khoảng 9.200 tỷ đồng.

Cụ thể, các Đài PTTH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt doanh thu khoảng 3.900 tỷ đồng, trong đó doanh thu quảng cáo của các đài đạt 2.833 tỷ đồng; Nguồn kinh phí được cơ quan nhà nước cấp là 1.275 tỷ đồng.

{ keywords}

Sáng 25/3, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2022 và tổng kết phong trào thi đua khen thưởng năm 2021 lĩnh vực phát thanh, truyền hình với sự tham gia của đại diện các Bộ, ban, ngành và hơn 200 đại diện từ các đài PTTH. Trong ảnh: Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục PTTH và TTĐT báo cáo tại hội nghị

Năm 2021, Việt Nam có 78 kênh phát thanh và 198 kênh truyền hình trong nước. So với năm 2020, kênh truyền hình tăng thêm 1, trong khi phát thanh giảm 8 kênh phát. Việt Nam cũng có 58 chương trình nước ngoài được cấp phép biên tập cung cấp trên dịch vụ PTTH trả tiền, giảm 16 kênh so với năm 2020.

Các Đài gặp nhiều khó khăn do phải tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên từ năm 2020 theo quy hoạch. Nguồn thu của các Đài PTTH chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước và quảng cáo.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nguồn thu quảng cáo của các Đài ước tính sụt giảm 40 - 50%. Trong khi đó, ngân sách nhà nước cũng giảm. Các Đài PTTH đã bám sát chỉ đạo, định hướng  của Đảng, Nhà nước để thông tin kịp thời, toàn diện, trong đó tập trung và tuyên truyền kịp thời về dịch bệnh Covid-19 cũng như các nỗ lực trong việc thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Đài địa phương chuyển đổi hoạt động, tận dụng các nền tảng số

Một số Đài PTTH đã tập trung vào chuyển đổi số, chuyển hướng sang ứng dụng hạ tầng số để xây dựng nội dung và tiếp cận được nhiều khán giả; tận dụng lợi thế của truyền thông xã hội để phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất chương trình.

Theo ông Trần Minh Ngọc, Giám đốc đài Nghệ An, chuyển đổi số là giải pháp duy nhất cho sự phát triển bền vững của Đài PTTH cấp tỉnh: “Chúng tôi tập trung thay đổi nhận thức trong sản xuất phân phối nội dung chuyển sang các nền tảng số; có lực lượng để sản xuất các nội dung riêng trên các nền tảng số”.

{ keywords}
Hội nghị được tổ chức trực tuyến ở nhiều điểm cầu

Ngoài việc đào tạo nhân lực thích ứng với chuyển đổi số, đơn vị này đã tận dụng hệ thống đa nền tảng, khai thác các nền tảng hiện nay như YouTube, Facebook, các ứng dụng, website; nhờ đó bước đầu có doanh số từ các nền tảng này.

Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH) đã thu được nhiều kết quả khi xây dựng hệ sinh thái số để tăng cường hiệu quả truyền thông cho các nội dung phát thanh. Cùng với website VOH, các kênh truyền thông số như Fanpage, Youtube, Tiktok đã mang đến hiệu quả lan tỏa. Theo thống kê, lượt xem trên kênh Facebook Radio VOH đạt 388,5 triệu phút; kênh TikTok của Đài cũng đạt 150 triệu lượt xem.

Còn Đài PTTH Lào Cai sau khi chuyển đổi sang cơ chế đặt hàng tuyên truyền thì đã thay đổi hoạt động về chất, đời sống cán bộ người lao động được nâng lên. Phát triển nguồn thu ngoài đặt hàng không phải là chìa khóa vạn năng nhưng là động lực để loại bỏ những xơ cứng trước đây. Việc sử dụng kinh phí cũng hiệu quả hơn, là cơ sở ban đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các Đài PTTH phải tự chủ tài chính

Phát biểu tại hội nghị sáng 25/3, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn đánh giá cao những kết quả tích cực mà các Đài PTTH đã đạt được trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Thứ trưởng ghi nhận các ý kiến nêu ra và cho rằng đây cũng là các vấn đề nổi cộm nhất hiện nay của các Đài.

{ keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng cũng lưu ý, các Đài PTTH phải thay đổi, tập trung vào 3 vấn đề lớn nhất của lĩnh vực PTTH là phát triển nội dung, quản lý kinh tế và tập trung nguồn lực để ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số.

Kinh tế và nội dung luôn song hành với nhau. Việc chuyển đổi từ giao nhiệm vụ chuyển sang đặt hàng sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các Đài hoạt động khi được tự chủ kinh phí để thu hút nhân tài cũng như chủ động trong các hoạt động khác. Ngược lại, khi các Đài PTTH đã có cơ chế tài chính theo hướng đặt hàng thì sẽ giải quyết được vấn đề nội dung. Do đó, các Đài PTTH xác định định hướng lớn là quản lý tốt nội dung, tiếp tục thực hiện tuyên truyền các hoạt động của Đảng, Chính phủ, Nhà nước đã định hướng đặc biệt là phòng chống dịch trong điều kiện thích ứng an toàn; khôi phục và phát triển kinh tế. “Trong mô hình quản lý kinh tế của các Đài phải dịch chuyển theo hướng đơn vị tự chủ công lập và tăng cường tự chủ”,Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nói.

Quản lý kinh tế là vấn đề cấp bách của các cơ quan báo chí, Bộ TT&TT đã tổ chức đào tạo quản lý kinh tế cho báo chí của toàn quốc. Dự kiến, Bộ TT&TT sẽ tổ chức hội nghị về quản lý kinh tế cho các đài PTTH vào tháng 4 tới.

Ngoài ra,  Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ đào tạo nhân lực chuyển đổi số cho các đài, với dự kiến đào tạo 10.000 nhân lực số cho toàn quốc, trong đó có 3.000 nhân lực số cho lĩnh vực báo chí truyền thông.

{ keywords}
Bộ trưởng Bộ TT&TT tặng bằng khen cho 22 tập thể và 124 cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực PTTH

Cũng tại hội nghị, Bộ TT&TT đã tặng cờ thi đua cho 9 Đài PTTH; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT cho 22 tập thể và 124 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lĩnh vực PTTH.

Duy Vũ

VOV giành “cú đúp” giải thưởng phát thanh truyền hình quốc tế ABU 2021

VOV giành “cú đúp” giải thưởng phát thanh truyền hình quốc tế ABU 2021

Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) lần đầu giành 2/17 giải của giải thưởng quốc tế ABU 2021, với phóng sự phát thanh “Nước ơi” đoạt giải xuất sắc thể loại “Phóng sự thời sự” và tác phẩm “Đừng từ bỏ” nhận giải đặc biệt của Ban giám khảo.

Tags:

相关文章