当前位置:首页 > Thể thao > 【soi kèo psm makassar】Hồ sơ hạt nhân Iran bao giờ khép lại? 正文

【soi kèo psm makassar】Hồ sơ hạt nhân Iran bao giờ khép lại?

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-10 10:20:50

ho so hat nhan iran bao gio khep lai

Cuộc đàm phán hạt nhân Iran chuẩn bị bước vào “hiệp phụ”

Một tuần trước thời điểm 24-11, các nhà thương lượng của Iran và P5+1 đã có những cuộc đàm phán, mặc cả gay gắt ở Vienna (Áo) song vẫn không rút ngắn được khoảng cách về lập trường của hai bên về hai vấn đề chính: Thời gian hủy bỏ các lệnh trừng phạt và khả năng làm giàu urani của Iran. Thực ra, các cuộc thương lượng trong một năm qua, dựa trên cơ sở một thỏa thuận hạt nhân tạm thời được ký ở Geneva (Thụy Sĩ) tháng 11-2013, đều được chính những người trong và ngoài cuộc nghĩ rằng đây chỉ là thời gian để “hoàn tất những thủ tục cuối cùng” trước khi ký thỏa thuận cuối cùng. Không nhà đàm phán nào nghĩ rằng một lần nữa phải kéo dài thương lượng vì hai bên vẫn không thể xóa bỏ được những bất đồng cũ.

Nhiều nhà quan sát nhận định cuộc thương lượng trong vòng một năm qua (giữa Iran với P5+1) dường như chỉ mang dáng dấp một cuộc đối thoại giữa Iran và Mỹ. Tại các cuộc đối thoại, Iran dứt khoát khẳng định quyền sử dụng công nghệ hạt nhân cho mục đích dân sự của họ, kiên quyết không nhượng bộ, thậm chí đôi khi còn đe dọa ngừng đàm phán. Các nhà thương lượng Iran đã từ chối giảm bớt lượng urani đã làm giàu trong kho và muốn tăng thêm 20 lần mức độ làm giàu urani. Hơn nữa, Tehran còn từ chối chuyển đổi lò phản ứng hạt nhân nước nặng ở Arak, khẳng định nó chỉ nhằm mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, Iran luôn có cách để Mỹ và phương Tây không muốn đóng cánh cửa đàm phán, đó là đảm bảo rằng lò phản ứng Arak, dưới sự giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), sẽ được chuyển đổi để hạn chế sản xuất plutoni.

Do chưa ký được thỏa thuận hạt nhân cuối cùng, thách thức đang lớn lên từng ngày đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn rất muốn hoàn thành nhiệm kỳ thứ hai, sau thất bại ở Iraq và Afghanistan, bằng việc ký được một thỏa thuận hạt nhân mang tính lịch sử với Iran. Cho đến thời điểm hiện tại, ông Obama vẫn được tự do hành động trong việc thương lượng với Iran mà không bị Quốc hội Mỹ can thiệp, nhưng rất nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa, thậm chí có cả những nghị sĩ đảng Dân chủ, luôn nghi ngờ sự chân thành của Iran và lo ngại ông Obama sẽ ký “hớ” một thỏa thuận với Iran.

Về phía Iran, sức ép luôn được đặt ra. Riêng việc kéo dài thương lượng, chứ chưa nói tới khả năng thất bại (không ký được thỏa thuận cuối cùng), sẽ làm suy yếu chiếc ghế Tổng thống của ông Hassan Rouhani, người được cho là có khả năng thương lượng với các cường quốc phương Tây. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra trước các cơ sở nghiên cứu hạt nhân của Iran nhằm gây sức ép lên các nhà thương lượng Iran. Theo các chuyên gia, các chính khách cứng rắn ở Iran sẽ không bao giờ nhượng bộ về quyền sử dụng công nghệ hạt nhân của quốc gia Vùng Vịnh này. Vẫn theo giới quan sát, điều mà Tehran đã và đang làm là tranh thủ thời gian bằng cách kéo dài các cuộc thương lượng để hoàn tất chương trình hạt nhân và áp đặt “sự đã rồi” sau khi đã chứng tỏ bản chất dân sự trong chương trình hạt nhân của mình.

Liệu việc kéo dài các cuộc thương lượng có phải là lần cuối cùng, hay nó lại mở đường cho những sự trì hoãn mới? Phần đông ý kiến cho rằng sẽ không còn những cơ hội như thế cho Iran, vì đã đến lúc đóng tập hồ sơ Iran lại. Theo giới phân tích, nếu trước ngày 30-6-2015, Iran ký được thỏa thuận hạt nhân cuối cùng với nhóm P5+1, đó sẽ là một kết quả tốt đẹp đối với Iran, bởi nó sẽ thổi luồng không khí mới cho nền kinh tế kiệt quệ của nước này.

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh