Theênđườngđnhận định kèo psgo GS. Edmund Malesky (Đại học Duke)- Trưởng nhóm nghiên cứu PCI- Đà Nẵng có rất nhiều điểm mạnh. Chẳng hạn, 76% số DN được chính quyền linh hoạt giải quyết khó khăn trong khuôn khổ pháp luật, trong khi tỷ lệ trung bình toàn quốc chỉ có 48%. Đặc biệt, Đà Nẵng là tỉnh duy nhất có chưa tới 2 cuộc thanh tra, kiểm tra DN FDI mỗi năm... Bất giác nhớ đến những con số rất đáng quan ngại khác trong báo cáo PCI: Hàng năm có không ít DN bị phiền hà quá mức. Trong năm 2014, có 4 DN bị thanh tra trên 20 lần; 1 DN bị thanh tra bởi 40 cơ quan khác nhau. Các DN Trung Quốc và Singapore bị thanh tra nhiều hơn DN các quốc gia khác tại Việt Nam. Một DN ở Bà Rịa- Vũng Tàu phản ánh, trong năm 2014, DN phải đón tới 10 đoàn thanh tra. DN FDI ở Vĩnh Phúc trung bình bị thanh tra 6 lần trong 1 năm; 30% DN FDI ở Vĩnh Phúc bị thanh tra trên 8 lần 1 năm. Thực tế, 53% trường hợp DN bị thanh tra nhiều bất thường đều xảy ra ở Vĩnh Phúc... Các DN FDI trên cả nước cho biết, 3 cơ quan thanh tra gây phiền hà nhất đối với DN là an toàn phòng chống cháy nổ, thuế, tài nguyên và môi trường. Cũng theo nhóm nghiên cứu PCI, DN có trên 500 nhân sự với 10% khả năng nằm trong nhóm bị thanh tra nhiều, nếu tăng 1 điểm về quy mô nhân sự sẽ gia tăng khả năng bị thanh tra lên 8%... DN vừa và lớn luôn có tâm trạng “búa treo trên đầu”. “Đường đua” PCI còn rất dài, nhiều cam go, các địa phương như những vận động viên phải gắng sức vượt lên chính mình, giành thứ hạng cao. Việc tạo điều kiện thuận lợi hay gây phiền hà, nhũng nhiễu DN là một thước đo quan trọng của môi trường kinh doanh, đạt chỉ số PCI cao- thấp. Ở góc nhìn khác, vì sao không có một bộ tiêu chí quản lý rủi ro để cơ quan quản lý nhà nước soi xét, DN tự đối chiếu, có quyền bác bỏ yêu cầu thanh tra, kiểm tra hay phải chấp hành? Ai ốm mới phải tiêm thuốc. Nếu ai cũng bắt tiêm kháng sinh, nhiều khi gây dị ứng, sốc phản vệ, đâu có an toàn? |