您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【két quả c2】Dạy tiếng Việt giáo dục công nghệ lớp 1: Vẫn cần điều chỉnh 正文

【két quả c2】Dạy tiếng Việt giáo dục công nghệ lớp 1: Vẫn cần điều chỉnh

时间:2025-01-26 01:06:47 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Đón học sinh lớp 1 trong ngày khai giảng tại Trường tiểu học Trần Quốc ToảnLúng túngTrường tiểu học két quả c2

Đón học sinh lớp 1 trong ngày khai giảng tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Lúng túng

Trường tiểu học Trần Quốc Toản (TP. Huế) triển khai dạy TV1-CGD từ năm học 2016-2017. Khi nhà trường mới triển khai,ạytiếngViệtgiáodụccôngnghệlớpVẫncầnđiềuchỉkét quả c2 phụ huynh, học sinh và giáo viên trong trường khá lúng túng. Một số phụ huynh cho trẻ học chữ trước trong hè nên khi học phương pháp mới các em vẫn đánh vần theo cách cũ dẫn đến không có sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường trong quá trình dạy - học. Giáo viên đã quen với nếp dạy cũ nên khi tiếp cận với phương pháp mới còn lúng túng khi phân tích tiếng, từ.

Cô giáo Phạm Lê Nguyên Phương, giáo viên dạy lớp 1, chia sẻ: “Việc dạy TV1-CGD còn khá mới mẻ nên một số phụ huynh có tâm lý lo lắng. Tuy nhiên, các em đều học hai buổi nên giáo viên có thể ôn luyện từng em một, đảm bảo học sinh đều đạt chuẩn kiến thức. Giáo viên đã phô-tô tài liệu hướng dẫn phương pháp để phụ huynh có thể dạy thêm cho con”.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường tuyên truyền, tập huấn cho phụ huynh có con học lớp 1 về  tài liệu TV1-CGD. Nhiều trường tổ chức thao giảng, hội giảng đối với mỗi kiểu bài trong chương trình; kiểm tra, dự giờ, rút kinh nghiệm các tiết dạy nhằm bồi dưỡng về phương pháp và kỹ thuật dạy học cho giáo viên. Thống nhất với giáo viên, sử dụng đồ dùng dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực. Những học sinh tiếp thu bài giảng chưa đạt yêu cầu đều được ôn luyện. Các trường học giao quyền chủ động cho giáo viên về thời gian, lượng kiến thức sao cho phù hợp với đặc điểm lớp mình phụ trách. Những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, sở chỉ đạo tăng thời lượng học môn tiếng Việt khi tăng tiết ở buổi học thứ hai.

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học số 1 Quảng Phú (Quảng Điền)

Vẫn cần điều chỉnh

Toàn tỉnh hiện có có 227 trường tiểu học với trên 14.570 học sinh học tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu TV1-CGD. Khảo sát mới đây của Sở Giáo dục và Đào tạo cho thấy, dạy TV1-CGD bước đầu giúp học sinh hình thành các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết một cách vững vàng; phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nắm chắc cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt. Chương trình chú ý đến việc tự học thông qua hình thức tự luyện tập của học sinh; chú trọng cách viết chính tả qua việc đưa ra các luật chính tả, giúp học sinh phân biệt các hiện tượng chính tả thông qua các từ và cụm từ. Nội dung ngữ liệu phong phú, đa dạng, có tác dụng phân hóa học sinh.

Học sinh thành thạo các thao tác, hiểu và thực hiện tương đối tốt các lệnh trong quá trình học cũng như tham gia tích cực vào các hoạt động trong lớp. Chị Nguyễn Thị Thủy, phụ huynh có con học Trường tiểu học Vinh Ninh (TP. Huế) chia sẻ: “Rút kinh nghiệm cháu đầu tôi cho đi học thêm nên vào trường cô giáo rất khó dạy. Cháu thứ hai tôi để cháu tự học ở trên lớp và thấy cháu học thoải mái, vừa đọc, vừa dùng ngữ điệu để diễn giải nên học khá nhanh. Cô giáo thường xuyên trao đổi về cách phân tích tiếng bằng tay và một số luật chỉnh tả để phụ huynh hỗ trợ các em khi cần thiết”.

Khảo sát tại các trường cho thấy, chương trình mới khá nặng, khó, cách phát âm khác nhiều so với trước. Thao tác của các em còn chậm nhưng trong thiết kế dạy học, số lần xen kẽ sử dụng bảng còn khá nhiều. Chương trình chưa dành nhiều thời gian rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Dạy TV1 - CGD phải tuân thủ theo thiết kế nên quy trình đôi khi không phù hợp với thực tiễn của học sinh. Chương trình không yêu cầu giải thích từ, giải nghĩa từ mà chỉ chú trọng dạy tiếng âm, vần, luật chính tả nên học sinh không hiểu từ khó, không nhớ từ mới, từ khó. Nhiều từ quá xa lạ đối với các em. Bài đọc và viết chính tả dài quá sức, nhất là những em tiếp thu chậm. Thế nên, một số học sinh nghỉ học do ốm đau thì tiếp thu bài học sẽ khó khăn vì mạch kiến thức TV1- CGD liền mạch.

Qua nắm bắt tình hình triển khai dạy TV1 - CGD, Sở Giáo dục và Đào tạo kiến nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giảm bớt kênh chữ ở sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 ở tập 2 và 3; giảm bớt lượng chữ trong bài của mỗi tiết học; cần điều chỉnh một số bài quá dài và quá khó. Thiết kế chương trình cần chú trọng luyện nói cho học sinh. Giáo viên được linh hoạt thay đổi thiết kế để phù hợp với đối tượng học sinh mà họ đang giảng dạy; chuyển chính tả nghe viết học kỳ 1 sang học kỳ 2; nên cần có sự điều chỉnh lại các bài có số lượng từ 4 đến 6 vần để học sinh nắm chắc hơn trong một tiết dạy.

Các trường nên tổ chức giờ học nhẹ nhàng, tạo tâm lý vui tươi, thoải mái cho học sinh, luôn khuyến khích các em làm việc, cũng như  không làm thay, không áp đặt học sinh. Hơn nữa, giáo viên và phụ huynh cần có sự tương tác để đảm bảo học sinh đạt chuẩn kiến thức trước khi học lớp 2

Bài, ảnh: Huế Thu