Khu vực bến thuyền rồng từng xảy ra nạn chèo kéo,ạnhtaylàmsạchmôitrườngdulịkèo bóng đá nhà cái hôm nay trộm cắp
“Con sâu làm rầu nồi canh”
Công an TP. Huế vừa làm rõ vụ một nhóm người bán hàng rong dàn cảnh trộm cắp tài sản của một du khách nước ngoài. Cụ thể, ngày 2/3/2016, ông Phan Văn Ph. (72 tuổi, quốc tịch Mỹ) đến Huế và lưu trú tại một khách sạn trên đường Điện Biên Phủ. Khoảng 14h cùng ngày, ông tản bộ trên đường Phan Đình Phùng thì có 3 người bán hàng rong (2 nữ, 1 nam) đến gạ bán hàng lưu niệm rồi móc túi của ông lấy trộm 1.100 USD và 3,5 triệu đồng. Công an TP. Huế nhanh chóng cử lực lượng đến hiện trường xác minh vụ việc. Qua thu thập tài liệu, chứng cứ và xác minh lời khai của bị hại, rà soát đối tượng nghi vấn, cơ quan công an xác định 3 đối tượng lấy tài sản của vị khách này là Trần Thị G. (58 tuổi, trú khu vực 4, phường An Cựu), Nguyễn Thị L. (33 tuổi, trú khu vực 2, phường Hương Sơ) và Lê Văn H. (30 tuổi, trú khu vực 7, phường Thuận Lộc, TP. Huế). Quá trình đấu tranh, các đối tượng khai nhận đã cùng nhau “phối hợp” gây ra vụ trộm cắp nói trên.
Mới đây, tại bến thuyền trên đường Lê Lợi, TP. Huế, ông Rernard Bernarr (62 tuổi, quốc tịch Pháp) đi xích lô tới tham quan đã bị một nhóm đối tượng tiếp cận gạ bán áo mưa. Lợi dụng trời mưa, khi vị khách người Pháp trả tiền, một nam thanh niên tên Đoàn cùng 5 phụ nữ đã che chắn để lấy cắp 400 ngàn đồng. Sau đó, Công an TP. Huế đã triệu tập nhóm Đoàn và thu hồi tiền trả cho ông Rernard Bernar. Hay vụ việc đang được Công an phường Phú Hội điều tra làm rõ về một đối tượng chạy xe ôm lừa 2 du khách Đài Loan đi massage để lấy trộm tiền là lời cảnh báo cho những nam du khách “ham của lạ”.
Thượng tá Võ Xuân Thiện, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP. Huế cho biết, hiện trên địa bàn thành phố có nhiều người bán hàng rong, tuy nhiên không phải ai cũng làm ăn chân chính. Theo hồ sơ, đã xuất hiện một số đối tượng mưu mô, xảo quyệt, lợi dụng bán hàng rong để tìm cơ hội du khách sơ hở ra tay trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đáng chú ý, gần đây xuất hiện một số phụ nữ bán hàng rong tìm cách tiếp cận, gần gũi du khách nam nước ngoài, dàn cảnh để đồng bọn trộm cắp. Địa điểm các đối tượng gây án không chỉ nằm trong tuyến, điểm di tích tham quan, trên “phố Tây” ở đường Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi hay chợ Đông Ba mà còn xuất hiện ở những tuyến đường khác.
Nhiều khách du lịch tỏ ra bực mình khi bị chèo kéo
Cần loại bỏ
Ông Vũ Văn Chương, giám đốc một công ty lữ hành cho biết: Nhiều du khách nước ngoài đã bị những người bán hàng rong “khôn ngoan” móc túi những khoản tiền lớn bằng nhiều cách thức khác nhau, trong đó nạn móc túi, trộm cắp tài sản là mối nguy hiểm thực sự với du khách. Những đối tượng này giả làm người bán một mặt hàng gì đó, rồi tiếp cận du khách để mời chào. Nếu bị từ chối, một trong hai tên sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của khách để tên kia lợi dụng sơ hở móc tiền hoặc các vật dụng giá trị trong túi, ba lô của du khách. Nhiều du khách rất bực mình khi vấp phải cảnh tượng trên, đó là chưa kể nhiều du khách phải đi gấp, lo ngại phải mất thời gian nên không báo với cơ quan chức năng. “Để khách cảnh giác, chúng tôi đã khuyến cáo họ cẩn thận bảo vệ tài sản, không nên dây dưa vào cánh bán hàng rong và lựa chọn địa diểm mua sắm uy tín cho khách”- anh Vũ Văn Chương nói.
Thượng tá Võ Văn Sáu, Phó Trưởng Công an TP. Huế chia sẻ, thực tế cho thấy, nhiều năm nay chúng tôi đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ và công an các phường phối hợp với chính quyền địa phương, Ban quản lý các di tích kiểm tra và xử lý kiên quyết, dứt điểm theo quy định của pháp luật các trường hợp người bán hàng rong đeo bám, “chặt chém” và tình trạng trộm cắp, móc túi khách du lịch, đồng thời bố trí lực lượng duy trì thường xuyên. Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn chưa được xử lý dứt điểm do chưa có sự phối hợp thường xuyên, đồng bộ. Sắp tới, chủ tịch UBND các phường cần chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp bán hàng rong, quán cóc trên các tuyến phố, khu vực các di tích, khu vực công cộng… để xử lý kiên quyết vi phạm và duy trì lực lượng đảm bảo trên từng địa bàn.
Luật sư Võ Công Hạnh – Hãng luật Công Khánh, Đoàn Luật sư tỉnh: Cần có giải pháp tận gốc về vấn nạn này Các địa điểm tập trung khách du lịch là “mảnh đất màu mỡ” cho các hành vi chèo kéo, lợi dụng việc bán hàng rong để móc túi, rạch túi, chiếm đoạt tài sản du khách, tạo ra một hình ảnh xấu trong lòng du khách khi đến Huế. Để chấm dứt tình trạng này, trước hết cần có quy định cấm bán hàng rong tại một số tuyến đường du lịch, nhằm tạo một môi trường lành mạnh, an toàn và không bị quấy nhiễu bởi những hành vi chèo kéo, gạ gẫm, đeo bám. Thứ nữa, cần quy hoạch những điểm bán hàng lưu niệm và quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Giá bán phải được niêm yết công khai, có chế tài đối với việc bán sai giá niêm yết và bán giá “cắt cổ”. Cuối cùng, cần có chế tài hành chính và hình sự nghiêm khắc đối với các đối tượng lợi dụng việc bán hàng rong để lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản khách du lịch. Trung tá Hoàng Chiến, Trưởng Công an phường Phú Hội: Chế tài chưa đủ sức răn đe Hầu hết các đối tượng bán hàng rong này hoạt động không có địa bàn cố định, nay đây mai đó nên rất khó kiểm soát Đối với một số vụ việc, ngay sau khi nhận được tin báo của bị hại, cơ quan công an ráo riết truy tìm đối tượng gây án và đã thu hồi, trao trả tài sản cho bị hại. Với các đối tượng phạm tội, cơ quan công an đã xử lý nghiêm nhằm răn đe, giáo dục. Tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng chèo kéo, chặt chém khách du lịch được áp dụng theo Nghị định 73/2010/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội với mức 150 ngàn đồng là thấp, chưa đủ sức răn đe. Kể cả đối tượng vi phạm nhiều lần, công an phường chỉ có thể yêu cầu các đối tượng này viết cam kết, rồi lại phải thả ra. THÁI SƠN (ghi) |
THÁI BÌNH