【kèo vn hôm nay】Đào tạo nghề cần gắn với nhu cầu thực tế
Cần đào tạo nghề phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. (Trong ảnh: Nghề đan, vá lưới của lao động nữ vùng biển).
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến nay cơ bản đã đi đúng hướng và có những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng, vẫn còn nhiều lao động chưa có việc làm sau đào tạo. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn lúng túng và chưa đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo Ðề án Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Ðề án 1956), sau 5 năm triển khai thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 148.283 lao động. Trong đó, trung cấp và cao đẳng nghề 4.805 lao động; dạy nghề theo Quyết định 1956 là 51.462 lao động; dạy nghề dưới 3 tháng 92.016 lao động. Và trong hơn 51.000 lao động học nghề theo Ðề án 1956 này có đến 36.744 lao động tìm được việc làm sau khi học nghề, đạt đến 71%.
Cần đào tạo nghề phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. (Trong ảnh: Nghề đan, vá lưới của lao động nữ vùng biển). Ảnh: HOÀNG VŨ |
Học được nghề và có được việc làm là một chuyện, ổn định hoặc nâng cao được thu nhập mới là chuyện đáng quan tâm. Trong số 36.744 lao động tìm được việc làm thì có 1.228 lao động thoát được nghèo và số lao động có thu nhập khá từ nghề mình đã được học là 12.440 lao động. Như vậy, trong 71% lao động được đào tạo nghề thì chỉ có khoảng 37% lao động ổn định và nâng cao thu nhập từ nghề mình đã học, số còn lại chưa tìm được việc làm.
Nói về nguyên nhân khiến việc dạy nghề chưa gắn kết tốt với việc làm tại các địa phương, ông Võ Hoàng Hiệp, Giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh, thừa nhận: “Dạy nghề cho lao động nông thôn chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và tổ chức thực hiện của toàn xã hội về học nghề, lập nghiệp cho người lao động vùng nông thôn. Chất lượng giáo viên dạy nghề của nhiều cơ sở dạy nghề còn hạn chế, nhất là về kỹ năng nghề. Cơ cấu một số ngành nghề chưa phù hợp với thực tế địa phương, thiết bị dạy nghề lạc hậu không theo kịp với sự thay đổi của sản xuất. Ðã vậy, Ban chỉ đạo các địa phương cũng chưa có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, khiến cho dạy nghề rơi vào tình trạng đào tạo một đường và doanh nghiệp tuyển dụng một nẻo”.
Nguyễn Phích là một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện U Minh. Trong 20 ấp của xã thì có đến 11 ấp nằm trong lâm phần. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo hơn 15%. Ðời sống bà con khó khăn, vấn đề việc làm cũng hết sức bức bách. Ông Võ Văn Liêu, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, bộc bạch: “Nhu cầu học nghề của người dân là rất lớn nhưng chỉ tiêu đào tạo thì có giới hạn. Các lớp hằng năm được mở rất ít ỏi nhưng ngành nghề được chọn lựa để đào tạo lại chưa gắn với thực tế sản xuất tại địa phương".
Năm 2013, xã Nguyễn Phích được giao chỉ tiêu đào tạo 9 lớp học nghề và thu hút được 347 lao động tham gia. Ngành nghề được đào tạo là: trồng nấm rơm, nuôi cá sặt rằn, cắt tỉa cây cảnh, may gia dụng, nuôi tôm quảng canh cải tiến… Riêng 6 tháng đầu năm 2015 xã chưa mở được lớp đào tạo nghề nào.
Như vậy, trong các nghề được đào tạo tại đây thì có đến 4 nghề làm việc tại nhà (nuôi cá, nuôi tôm, may gia dụng, trồng nấm rơm), còn nghề tỉa cây cảnh thì chẳng biết sẽ ứng dụng ở đâu. Nguyễn Phích là xã có đến 11/20 ấp có rừng nhưng lại không dạy nghề trồng rừng thâm canh hoặc chăn nuôi dưới tán rừng…
Thuận lợi hơn xã Nguyễn Phích, xã Khánh An, huyện U Minh là xã nằm ven thành phố Cà Mau, lại được nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên cơ hội việc làm cho người lao động là rất khả quan. Tuy nhiên, số lao động hiện đang làm việc tại các công ty đóng trên địa bàn xã thì lại không thuộc đối tượng được đào tạo nghề. Anh Trần Quốc Huynh, làm công nhật tại Khu công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm Cà Mau, cho biết: “Những ngành nghề được đào tạo tại địa phương chưa phù hợp để vào làm trong các công ty. Ví dụ như, địa phương có cây cảnh đâu mà tỉa nhưng lại mở lớp tỉa cây cảnh, rồi một số hộ dân ở trong rừng thì lại mời học lớp nuôi tôm quảng canh cải tiến. Với lớp may gia dụng thì chủ yếu là phụ nữ học để về may trong gia đình thôi, chứ làm sao mở được tiệm. Do trình độ tay nghề thấp nên chúng tôi phải làm những công việc nặng nhọc, thu nhập bấp bênh. Phải chi được đào tạo gắn với giới thiệu vào Công ty Khí - Ðiện - Ðạm hay làm công nhân cho các doanh nghiệp gỗ, xây dựng, bao bì… tại đây thì hay biết mấy”.
Khai thác ven bờ là lĩnh vực khó đào tạo chuyển đổi nghề nhất hiện nay, do thiếu kinh phí và chưa tìm ra ngành nghề chuyển đổi phù hợp. (Trong ảnh: Ngư dân đánh bắt ven bờ tại vàm Ba Tĩnh, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời). |
Chủ tịch xã Khánh An Quách Văn Hợp bộc bạch: “Ðã qua địa phương đào tạo nghề theo chỉ tiêu huyện giao và chỉ hướng đến những ngành nghề phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương chứ chưa chú ý đến việc gắn với giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp. Sắp tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu và đề xuất những ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội hơn".
Ông Ngô Minh Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, nhận định: “Hiện nay, tại các địa phương có 2 vấn đề bất cập trong đào tạo nghề cần sớm khắc phục. Thứ nhất là đào tạo quá nhiều và trùng lắp những ngành nghề thuộc về sản xuất. Ví dụ như bên trung tâm khuyến nông đã tổ chức tập huấn nhiều lần rồi nhưng xã vẫn tổ chức dạy nghề nuôi trồng thuỷ sản. Thậm chí, vùng đó không được phép nuôi tôm nhưng địa phương vẫn tập huấn hoặc đào tạo nghề nuôi tôm cho người dân. Thứ 2 là hiện có một số ngành nghề, nếu không giới thiệu được việc làm thì không nên đào tạo (ví dụ như nghề cơ điện lạnh, sửa xe gắn máy, may công nghiệp…). Nhiều nơi chỉ lao vào đào tạo, chứ không quan tâm đến việc lao động đó có việc làm hay chưa”.
Nguyên nhân khiến việc đào tạo chưa gắn được với việc làm, theo ông Võ Hoàng Hiệp, Giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh: “Là do các địa phương chưa bám chặt vào quy hoạch sản xuất của từng vùng. Giữa địa phương có lao động và doanh nghiệp cần lao động chưa tìm được tiếng nói chung để giải quyết vấn đề đầu ra cho lao động".
Thực trạng là thế, nguyên nhân cũng đã được làm rõ. Vấn đề còn lại là, trong chặng đường 5 năm tiếp theo, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn có được đổi mới không, hay vẫn là điệp khúc “đào tạo chưa gắn với giải quyết việc làm”./.
Bài và ảnh: Huệ Như
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về sáng tạo tương lai mới của sách
- ·Vật liệu mới sẽ quyết định thành công của quy trình chuyển đổi công nghệ bán dẫn
- ·Những con khỉ cấy chip Neuralink của Elon Musk đang phát triển thế nào
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh hợp tác, đầu tư để “đón sóng” tiêu dùng phục hồi
- ·Ưu điểm vượt trội của tổng đài nhân tạo Vbee AICall
- ·Cảng Quốc tế Long An nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- ·Lenovo: Những ngày tồi tệ nhất đã qua
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·Samsung và tham vọng tạo nên những trải nghiệm khác biệt với Galaxy AI
- ·VinFuture vinh danh 4 phát minh đột phá, “Nhân tài Đất Việt” trao giải năm 2023
- ·Mở hướng phát triển cho công nghiệp ICT trong năm mới 2024
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·3 yếu tố để Bình Định đón “đại bàng” công nghệ
- ·IRDM cùng FPT IS vận hành Nền tảng tự học thông minh IRDM Smart Learning
- ·Color Run For Smiles 2023: Cùng sải bước, thắp tương lai
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Hà Nội tạo nhiều động lực cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh