【quả bóng đá hôm qua】Kho bạc Nhà nước: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới kho bạc số

Trụ sở kho bạc tỉnh thưa vắng,ạcNhànướcĐẩymạnhứngdụngcôngnghệthôngtinhướngtớikhobạcsố<strong>quả bóng đá hôm qua</strong> do các đơn vị sử dụng ngân sách đã chuyển sang giao dịcd

Trụ sở kho bạc tỉnh thưa vắng, do các đơn vị sử dụng ngân sách đã chuyển sang giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Ứng dụng CNTT hỗ trợ tối đa cho thu nộp ngân sách

Thời gian qua, KBNN đã xây dựng và triển khai kiến trúc tổng thể về hệ thống CNTT của KBNN, trong đó, hệ thống lõi về ngân sách và kho bạc (TABMIS) đóng vai trò là trung tâm, có khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu với một số hệ thống liên quan để cung cấp thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời cho các cấp chính quyền và cơ quan tài chính trong quá trình quản lý điều hành. KBNN cũng đã hoàn thiện các ứng dụng CNTT khác theo mô hình tập trung có kết nối với hệ thống TABMIS nhằm đáp ứng tốt yêu cầu cải cách tài chính - ngân sách và hình thành Kho bạc điện tử.

Đến nay, KBNN đã hình thành được kiến trúc tổng thể về hệ thống CNTT, trong đó, hệ thống TABMIS đóng vai trò là trung tâm, kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu với một số hệ thống liên quan của KBNN và các đơn vị trong ngành Tài chính và ngân hàng. Đồng thời, KBNN hoàn thiện các ứng dụng CNTT khác theo mô hình tập trung có kết nối với hệ thống TABMIS.

Cùng với đó, cơ sở hạ tầng CNTT (hệ thống máy chủ, máy trạm, trung tâm dữ liệu...) đã được đầu tư và phát triển đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng mục tiêu hiện đại hoá CNTT của KBNN. Hệ thống an toàn CNTT của KBNN theo chuẩn thông lệ quốc tế và chính sách an toàn bảo mật thông tin cũng đã được xây dựng, triển khai. Qua đó đã hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất an toàn thông tin, giúp cho các hệ thống ứng dụng CNTT của KBNN hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

Kho dữ liệu về thu, chi NSNN và các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN đã được xây dựng và triển khai, cung cấp nguồn dữ liệu quan trọng cho cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính - ngân sách, phục vụ công tác quản lý, điều hành.

Đáng chú ý, từ năm 2018, KBNN đã triển khai dịch vụ công trực tuyến của KBNN và từng bước mở rộng phạm vi trên toàn quốc. Trong năm 2019, KBNN đã triển khai tới 100% các đơn vị sử dụng NSNN giao dịch tại KBNN cấp tỉnh, KBNN quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Bên cạnh đó, các đơn vị giao dịch với KBNN huyện, thuộc kế hoạch 2020, cũng đã triển khai dịch vụ công trực tuyến đến nhiều đơn vị sử dụng ngân sách.

Tính đến hết tháng 3/2020 đạt 100% số đơn vị giao dịch với KBNN cấp tỉnh, quận, thị xã, tương đương trên 28.000 đơn vị tham gia dịch vụ công trực tuyến. Dự kiến đến hết 31/12/2020 đạt 100% số đơn vị giao dịch trên toàn quốc. Những con số này đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống KBNN nhằm đưa dịch vụ công trực tuyến đến với các đơn vị giao dịch.

98% giao dịch thu ngân sách bằng hình thức điện tử

Cùng với TABMIS và dịch vụ công trực tuyến, KBNN đã triển khai hệ thống thanh toán song phương với các ngân hàng thương mại và thanh toán liên ngân hàng với Ngân hàng nhà nước Việt Nam. KBNN đã triển khai hệ thống thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu ngân sách điện tử với các ngân hàng thương mại theo mô hình tài khoản và kỹ thuật tập trung.

Đây là một bước tiến lớn trong công tác quản lý ngân quỹ, tạo điều kiện cho người nộp thuế có thể lựa chọn địa điểm và phương thức nộp phù hợp nhất với mình; nộp tiền ngoài giờ hành chính; giảm thời gian thực hiện 1 giao dịch thu nộp NSNN và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN. Đã có 98% giao dịch thu NSNN được thực hiện bằng hình thức điện tử liên thông ngân hàng - kho bạc - thuế - hải quan, chỉ còn khoảng 2% số lượng giao dịch thu NSNN thực hiện thủ công chủ yếu liên quan đến thu phạt, lệ phí hành chính ở địa phương.

KBNN đã triển khai thêm các ứng dụng để phục vụ đầy đủ các chức năng của KBNN như: Thanh toán điện tử Liên kho bạc; ứng dụng Tổng kế toán nhà nước; ứng dụng dự báo luồng tiền trong KBNN; ứng dụng Quản lý trái phiếu Chính phủ phát hành tại KBNN trung ương... KBNN đã hoàn thành xây dựng kho dữ liệu, là một trong những cơ sở dữ liệu chuyên ngành làm nguồn cung cấp cho cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính.

Nhắc đến những thành công nổi bật trong ứng dụng CNTT vào công tác quản lý của KBNN, không thể không nhắc đến việc triển khai hạ tầng CNTT của KBNN theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây, vừa đảm bảo hạ tầng CNTT hoạt động ổn định, đồng thời sử dụng linh hoạt, hiệu quả hạ tầng mạng, máy chủ, lưu trữ.

Theo bà Đặng Thị Thủy - Phó Tổng Giám đốc KBNN, hệ thống cảnh báo rủi ro đã cung cấp thêm kênh thông tin trực tuyến qua thiết bị di động thông minh cho khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời. KBNN đã thiết lập hạ tầng CNTT trên nền tảng ảo hóa, sẵn sàng tiến đến điện toán đám mây; nghiên cứu và đã hoàn thành thử nghiệm (POC) công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong phối hợp thu và thanh toán điện tử với các ngân hàng thương mại.

Qua đó, hệ thống KBNN đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm như: Hệ thống thông tin tích hợp ngân sách và kho bạc TABMIS với 15.000 người sử dụng và trên 8.000 người sử dụng đồng thời; hệ thống dịch vụ công phục vụ trên 55.000 đơn vị sử dụng ngân sách tính đến cuối năm 2019…

Số hóa quản lý vào năm 2030

Hiện nay KBNN đang xây dựng Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030, đã và đang nghiên cứu mô hình, thông lệ tốt về xây dựng hệ thống thông qua việc tham gia các hội nghị quốc tế. Trong khuôn khổ chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030, có 2 nội dung gắn chặt với xây dựng và hình thành kho bạc số, đó là xây dựng kiến trúc các hệ thống CNTT của KBNN theo hướng hình thành kho bạc điện tử, kho bạc số theo định hướng phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030; thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin về ngân sách và kế toán nhà nước số.

Theo đó đến năm 2030, toàn bộ các hoạt động quản lý, quản trị, cung cấp dịch vụ của KBNN được thực hiện trong môi trường số và trên nền tảng các ứng dụng CNTT hiện đại, có sự kết nối, liên thông với các bộ, ngành, địa phương để hướng tới hình thành kho bạc số.

Kho bạc số là KBNN được tổ chức và hoạt động nhằm tận dụng các ưu thế của dữ liệu số trong việc tối ưu hóa, chuyển đổi và tạo ra các dịch vụ để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của KBNN; đồng thời, tập trung vào cải cách, gắn kết chặt chẽ các dịch vụ công vào các tác vụ hằng ngày của công dân dựa trên nền tảng vạn vật kết nối và chia sẻ, khai thác dữ liệu để phục vụ người dân, doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng ngân sách, các cơ quan quản lý và các cấp chính quyền.

Có thể nói, trong thời gian tới, KBNN vẫn xác định mục tiêu lấy CNTT là khâu đột phá để thúc đẩy cải cách, cơ chế chính sách là nền tảng, tạo động lực cho cải cách, hiện đại hóa.

Minh Anh

Thể thao
上一篇:Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
下一篇:Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”