当前位置:首页 > World Cup

【bd ltd duc】Đưa pháp luật vào cuộc sống

Đa dạng hình thức PBGDPL

TheĐưaphaacutepluậtvagraveocuộcsốbd ltd duco báo cáo, từ đầu năm đến nay, công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, Sở Tư pháp đã làm tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác PBGDPL. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục duy trì hoạt động mô hình “Điểm sáng chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư”. Bộ CHQS tỉnh tiếp tục duy trì hiệu quả mô hình “Mỗi ngày một câu hỏi” trong lực lượng vũ trang tỉnh… Đặc biệt, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) đã xây dựng và thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL trên 4 loại hình báo chí. Cụ thể, đăng tải trên 150 tin, bài về an toàn giao thông, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, các văn bản pháp luật có hiệu lực từ năm 2021. Các chương trình, chuyên mục truyền hình: Pháp luật và đời sống, An toàn giao thông, Diễn đàn cử tri, Chính sách với công dân, Đưa pháp luật về thôn bản (phát bằng 2 thứ tiếng Khmer và S’tiêng)… phát sóng định kỳ luôn bảo đảm chất lượng, nội dung và được chuyển thể đăng, phát trên các loại hình báo chí còn lại với nhiều hình thức sinh động, dễ nghe, dễ hiểu, thu hút nhiều bạn đọc, nghe và xem đài quan tâm, theo dõi. 

Kỹ thuật viên Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) dựng phát sóng chương trình truyền hình Pháp luật và Đời sống

Các sở, ban, ngành, đoàn thể còn đẩy mạnh PBGDPL trực tiếp thông qua các hoạt động, như tư vấn pháp luật qua đối thoại, tiếp dân; thi tìm hiểu pháp luật… Đồng thời, cập nhật đầy đủ và sinh động các chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực phụ trách trên website, Zalo, Facebook của đơn vị; chủ động phổ biến các văn bản theo hình thức trực tuyến trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Điển hình, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức truyền thông, tư vấn pháp luật tại cộng đồng cho cán bộ, hội viên các xã biên giới dự kiến về đích nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của 3 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp và Bù Gia Mập.

Tại các huyện, thị xã, thành phố, công tác PBGDPL được triển khai bằng nhiều hình thức sinh động và phù hợp điều kiện thực tế mỗi địa phương, như: Xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật; thông qua hệ thống truyền thông đại chúng; biên soạn, cung cấp tài liệu, tờ rơi, tờ gấp; tổ chức các cuộc thi, hội thi; tổ chức họp dân, tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; tổ chức phiên tòa giả định… Các trường học PBGDPL thông qua chương trình giảng dạy, các buổi chào cờ đầu tuần, học tập ngoại khóa… và ký cam kết không vi phạm pháp luật. 

Với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đúng trọng tâm, trọng điểm, công tác tuyên truyền, PBGDPL đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, công chức và người dân về pháp luật. Từ đó, ý thức chấp hành pháp luật, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật của nhân dân được nâng lên về mọi mặt. Thành công này còn góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, xã hội; hạn chế các loại tội phạm; làm lành mạnh môi trường xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được bảo vệ, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, giàu mạnh.

Đổi mới và nâng cao chất lượng tuyên truyền

Mặc dù đạt nhiều kết quả khả quan nhưng theo đánh giá, những công tác PBGDPL vẫn còn tồn tại, hạn chế, như: Một số cấp ủy đảng và chính quyền địa phương chưa thấy được đầy đủ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác PBGDPL, dẫn đến hoạt động này ở một số nơi vẫn còn hình thức, chưa bảo đảm chất lượng. Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, nhất là ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nguồn kinh phí cho công tác PBGDPL rất hạn chế, tác động tiêu cực đến tuyên truyền, phổ biến… 

Một thực tế không thể phủ nhận là ở vùng sâu, vùng xa, người dân không chỉ thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt mà còn hiểu biết rất ít về pháp luật nên việc giải quyết các mối quan hệ do pháp luật điều chỉnh rất khó khăn. Nguyên nhân chính là do đại bộ phận nhân dân ở khu vực này có trình độ nhận thức về pháp luật còn thấp, thậm chí ít quan tâm. 

Là người nhiều năm làm công tác xét xử, bà Nguyễn Thị Thu Hương, nguyên Phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh cho rằng: Việc tuyên truyền, PBGDPL ở những khu vực xa trung tâm chưa hiệu quả là do đường sá đi lại khó khăn, người dân sinh sống không tập trung và trình độ dân trí còn hạn chế. Cấp ủy, lãnh đạo một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác này, dẫn đến chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác PBGDPL. Hoặc có địa phương, hình thức PBGDPL còn đơn điệu, chủ yếu là tuyên truyền miệng rồi phát tài liệu. 

Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, PBGDPL, các tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, địa phương cần được đầu tư, trang bị đầy đủ các văn bản, chính sách pháp luật; việc xây dựng hương ước, quy ước ở các thôn, ấp cần gắn với quy định pháp luật, gắn với việc bài trừ tệ nạn xã hội; huy động sự vào cuộc của các lực lượng cùng tham gia tuyên truyền, PBGDPL... Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra cũng đòi hỏi việc tuyên truyền, PBGDPL phải theo xu hướng này. Do vậy, yêu cầu cấp thiết hiện nay là các cấp, ngành, địa phương phải quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy móc, con người nhằm kịp thời cập nhật, phổ biến các văn bản pháp luật đến nhân dân nhanh chóng và chính xác nhất. 

Ông Hoàng Kim Vinh, nguyên Trưởng đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước

Bà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết, muốn PBGDPL hiệu quả, góp phần lan tỏa chính sách, pháp luật của Nhà nước, chúng ta cần tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, các buổi giao lưu sinh hoạt nói chuyện chuyên đề về pháp luật và hình thức phổ biến cũng nên phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đối tượng. Hoặc giao lưu văn nghệ rồi lồng ghép tuyên truyền, giải đáp pháp luật, gắn với những vướng mắc phát sinh trong đời sống của người dân… Định kỳ 1 quý hoặc 6 tháng mời cán bộ làm công tác PBGDPL của tỉnh, huyện tham gia các buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật. Trong quá trình tuyên truyền cần phải đi sâu vào nội dung cụ thể và gắn liền với cuộc sống của nhân dân. 

Ông Đoàn Văn Bắc, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cho biết: Mặc dù không phải là cơ quan làm công tác PBGDPL nhưng viện vẫn thành lập tổ tuyên truyền và hằng năm đều xây dựng kế hoạch tuyên truyền, PBGDPL. Viện còn cử cán bộ, công chức phối hợp Hội đồng PBGDPL tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tuyên truyền, PBGDPL khi có yêu cầu… Viện còn gắn công tác chuyên môn nghiệp vụ với PBGDPL, thông qua việc xét xử các vụ án, kiểm sát viên phải có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục pháp luật tại các phiên tòa giúp người dân nắm bắt, thực hiện. Thông qua tiếp công dân, giải quyết đơn thư, đơn vị cũng giải thích luật cho người dân nắm và hiểu các quy định pháp luật liên quan… Tổ chức giao lưu, tuyên truyền, PBGDPL trong các trường học và tổ chức các phiên tòa giả định giúp học sinh, sinh viên nắm các quy định pháp luật liên quan. Ông Bắc nhấn mạnh, việc tuyên truyền, PBGDPL không nên thực hiện cho có mà phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm phù hợp trình độ dân trí và gắn với nhu cầu, lợi ích thiết thực của người dân.

Như Thảo

分享到: