【trận đấu vđqg thụy điển】Điểm tựa cho vận động viên

Sự hỗ trợ,Điểmtựachovậnđộtrận đấu vđqg thụy điển động viên khích lệ từ gia đình giúp nhiều vận động viên (VĐV) thể thao Hậu Giang có điều kiện và tự tin hơn trên con đường chinh phục thành tích.

Gia đình luôn ủng hộ Tấn Đạt trong quá trình tập luyện cờ vua.

Gần 3 năm nay, vợ chồng anh Huỳnh Tấn Nam và chị Dương Ngọc Thảo Uyên, ở khu vực 3, phường Ngã Bảy, thành phố Ngã Bảy, cứ luân phiên nhau đưa đón con trai - VĐV Huỳnh Tấn Đạt tập luyện cùng đội cờ vua tỉnh. Dù bận bịu với công việc kinh doanh nhưng vợ chồng anh Nam chưa để Đạt vắng tập buổi nào, bất kể ngày nắng hay mưa.

Anh Nam chia sẻ: “Thấy con đam mê cờ vua, nên làm cha mẹ mình phải ủng hộ, khích lệ. Vợ chồng tôi luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để con phát triển tiềm năng, nên không ngại vất vả, tốn thời gian hay công sức”. VĐV cờ vua thường tập luyện khi lên 5 tuổi, nên bệ đỡ từ gia đình được xem là yếu tố chính quyết định đến sự hình thành và khơi dậy tiềm năng. Các em nếu có tố chất nhưng lại không nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện từ gia đình sẽ rất khó để đi đường xa trong hành trình phát triển thể thao.

Vất vả của phụ huynh ở môn cờ vua còn được nhân lên gấp bội mỗi khi VĐV tham gia đấu giải. Thông thường chuyến đi kéo dài từ 7-10 ngày, do các em còn nhỏ nên ngoài huấn luyện viên, phụ huynh thường sắp xếp thời gian, công việc để đồng hành cùng con. Thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên không còn những chuyến đi dài như trước, mà thay vào đó là việc thi đấu trực tuyến. Lúc này, phụ huynh lại phải hỗ trợ trực tiếp cho các em trong việc cài đặt đường link tham gia và lắp hệ thống camera quan sát khi thi đấu.

Chị Uyên, mẹ VĐV Huỳnh Tấn Đạt, chia sẻ thêm: “Một số giải tổ chức tập huấn, gia đình sẵn lòng tự túc kinh phí để con thi đấu tạo sự va chạm, cọ xát. Được đồng hành cùng con, dành nhiều thời gian cho con, đối với vợ chồng tôi điều đó là niềm hạnh phúc”.

Còn đối với VĐV Huỳnh Thị Diệu Thảo, một gương mặt “khá nổi” của Vovinam Hậu Giang, cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía gia đình trên con đường theo đuổi niềm đam mê. Phận nữ nhi nhưng lại chọn gắn bó với nghiệp võ, nên Diệu Thảo buộc phải nỗ lực nhiều hơn chứng tỏ bản thân mình. Điều may mắn bên cạnh Thảo luôn có niềm động viên từ gia đình tạo động lực tập luyện, thi đấu và giúp em “cháy hết mình” cho những bài biểu diễn, hướng tới thành tích mới.

Bà Nguyễn Thị Dân, ở ấp 4B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, mẹ VĐV Diệu Thảo, cho biết: “Thảo là con gái út, đứa lớn đã lấy chồng xa nên hiện chỉ còn vợ chồng tôi ở nhà cũng buồn lắm. Thấy con thi đấu tốt, được mọi người thương mến, lại có thể thành công với niềm đam mê của bản thân nên tôi vui trong lòng. Ngày nào tôi cũng điện thoại cho bé Thảo để hỏi thăm sức khỏe, rồi nhìn con để đỡ nhớ”.

Hồi trước, do nhà ở đoạn đường khá vắng, sợ con về ban đêm nguy hiểm nên khi Diệu Thảo tập Vovinam tại câu lạc bộ ngoài thị trấn Một Ngàn, vợ chồng bà Dân phải thay phiên nhau đi rước. Bây giờ, Diệu Thảo trở thành VĐV đội tuyển Vovinam tỉnh nên thường xuyên xa gia đình để huấn luyện tập trung thay vì là những chuyến thi đấu ngắn hạn. Thời gian về nhà của Thảo thưa dần, đôi khi được vài ngày, hay ít giờ ghé tạt qua, dùng vội bữa cơm với cha mẹ. Dù vậy, ông bà Dân cũng cảm thấy ấm lòng, mọi người cùng nhau trò chuyện rôm rả, nào là việc tập luyện của con tại đội, đồng áng, cuộc sống ở nhà…

Vợ chồng bà Dân chỉ mong rằng Thảo sẽ tiếp tục cố gắng trau dồi bản thân và thi đấu thật tốt. Bà Dân bảo do điều kiện kinh tế gia đình không mấy khá giả nên hễ khi nhận lương đội tuyển, Thảo đều gửi mẹ một ít lo chi phí sinh hoạt trong nhà. Tuy không nhiều nhưng đó là sự tri ân, cách để gia đình Diệu Thảo cảm nhận nhiều hơn về sự trưởng thành của em.

Gia đình được xem là nguồn sức mạnh quan trọng, to lớn để các VĐV có thêm động lực vươn tới hành trình chinh phục thành tích, duy trì mạch cảm xúc thi đấu. Vì vậy, hầu hết các môn thể thao thành tích cao, ngoài việc tìm kiếm được VĐV, điều quan trọng là ban huấn luyện phải thuyết phục gia đình đồng ý cho tập luyện. Đáng tiếc, thể thao Hậu Giang cũng từng đánh rơi khá nhiều tiềm năng khi không có sự ủng hộ nơi phía gia đình vì vô vàn lý do khác nhau, từ chủ quan lẫn khách quan.

Chị Lý Thị Kim Trang, huấn luyện viên bắn cung Hậu Giang, cho biết: “Có nhiều em tố chất tốt và tiềm năng phát triển xa nhưng gia đình không chấp thuận. Họ chưa hiểu về môn sẽ tập luyện thế nào, ngán ngại trường hợp con cái đi xa nhà, ở tập trung nên các em theo được một thời gian lại rời khỏi đội, khiến chúng tôi thấy tiếc vì lỡ mất tiềm năng”.

Thiếu sự đồng thuận từ phía gia đình được xem là cản trở lớn nhất trong việc phát triển VĐV chuyên nghiệp, gây không ít khó khăn cho thể thao thành tích cao tỉnh nhà những năm qua. Mặc dù ban huấn luyện các bộ môn luôn nỗ lực giải thích, động viên, khích lệ tinh thần gia đình, VĐV bằng nhiều giải pháp cụ thể.

Hơn ai hết, sự quan tâm, ủng hộ của gia đình sẽ là yếu tố quan trọng trong công cuộc xây dựng một VĐV tự tin, bản lĩnh và giàu sức “chiến đấu”, góp phần khơi dậy tiềm năng sẵn có của thể thao Hậu Giang.

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

La liga
上一篇:Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
下一篇:Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế