An ninh lương thực đang trầm trọng hơn do xung đột Nga-Ukraine | |
Giải pháp cho cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu | |
Các nước G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu |
Nhiều người dân châu Phi phải sống bằng nguồn lương thực cứu trợ |
Ngoài ra, hiện tượng bất bình đẳng ngày càng nới rộng sẽ tiếp tục tạo ra thách thức đối với tình hình an ninh lương thực và dinh dưỡng. Việc đảm bảo an ninh lương thực rất quan trọng đối với chính phủ và xã hội của các nước trên thế giới.
“Bản đồ an ninh lương thực thế giới năm 2022” cho thấy số người chịu ảnh hưởng của nạn đói năm 2021 là 828 triệu người, tăng khoảng 46 triệu người so với năm 2020. Ước tính, đến năm 2030, số người đói nghèo trên thế giới sẽ tăng lên 840 triệu người, do đó các chính sách liên quan đến việc làm thế nào để nâng cao sức mua và giúp các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất có thể đảm bảo ăn uống lành mạnh là vấn đề cấp bách hiện nay.
Hậu quả của việc mất an ninh lương thực bao gồm nạn đói, suy dinh dưỡng và những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống. Thiếu lương thực khiến cho con người dễ bị ảnh hưởng đa chiều, chẳng hạn như về sức khỏe, tâm lý và các vấn đề xã hội…, gây nên gánh nặng trầm trọng cho gia đình.
Một trong những tiêu chí quan trọng của phát triển bền vững là xóa bỏ đói nghèo và đảm bảo an ninh lương thực bền vững. Dự đoán tình hình lương thực hiện nay và an ninh lương thực trong tương lai cần nhận thức rõ các nhân tố thúc đẩy an ninh lương thực và quan hệ tương tác của những nhân tố này để định hướng các quyết định phương hướng trong tương lai.
Thứ nhất, các nước cần tối ưu hóa việc sử dụng đất nông nghiệp hiện có, ưu tiên cân nhắc những loại hình nông nghiệp thân thiện với khí hậu, chuyển giao công nghệ năng suất cao cho những khu vực này, quản lý tổng hợp tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả sản phẩm và quản lý chất thải nông nghiệp. Để nuôi sống dân số không ngừng tăng lên, cần kết hợp giữa bảo vệ tính đa dạng sinh học và sản xuất lương thực.
Thứ hai, các tổ chức quốc tế như Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của LHQ cần làm tốt công tác điều phối tổng thể, tiếp tục cải thiện hệ thống phân phối lương thực để ứng phó với các vấn đề, tập trung quan tâm phân phối và cung ứng lương thực cho các khu vực kém phát triển.
Thứ ba, tăng cường kênh tiếp cận lương thực cho nhóm đối tượng thu nhập thấp, người tị nạn và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác. Các biện pháp giải quyết tiếp cận lương thực thông thường, các chính sách truyền thống như viện trợ nhân đạo và trợ cấp xã hội… là không đủ để thực hiện an ninh lương thực bền vững. Tất cả các nước cần phối hợp hành động, cùng nỗ lực để tăng các kênh và con đường tiếp cận lương thực cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Việc ứng phó với nhu cầu lương thực ngày càng tăng là vấn đề cơ bản nhất, giữa bối cảnh dân số thế giới liên tục tăng, năng lực sản xuất lương thực tự nhiên có hạn là nguồn gốc của vấn đề an ninh lương thực đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng ở khắp nơi trên thế giới