【xem ty le keo nh cai】Vietnam Airlines "xoay xở" ra sao để còn dòng tiền hoạt động?
Vietnam Airlines "xoay xở" ra sao để còn dòng tiền hoạt động?ởrasaođểcòndòngtiềnhoạtđộxem ty le keo nh cai
Ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính Vietnam Airlines, cho biết nếu không tiếp cận vốn vay ngân hàng, không đàm phán giãn, hoãn nợ thì hết tiền từ lâu lắm rồi.
Thông tin từ Vietnam Airlines(VNA) ngày 13-10 cho biết tổng doanh thu hợp nhất trong 9 tháng đầu năm ước đạt 23.948 tỉ đồng. Mặc dù vậy, mức lỗ hợp nhất dự kiến ở mức 10.750 tỉ đồng, trong đó mức lỗ của Công ty mẹ là hơn 8.700 tỉ đồng.
Quý 3 dù cải thiện về doanh thu, nhưng hiệu quả chung vẫn lỗ 3.626 tỉ đồng. Vay ngắn hạn của VNA tăng lên 5.242 tỉ đồng, các khoản phải trả giãn, hoãn là 4.268 tỉ đồng.
Trước đó, hồi tháng 6, lãnh đạo Vietnam Airlinesđã khẳng định do Covid-19làm hàng không "mất máu" đột ngột, nếu không được Chính phủ “rót tiền” hỗ trợ, đến tháng 8, doanh nghiệp này sẽ cạn kiệt tiền hoạt động. Trao đổi với báo chí ngày 13-10 về việc này, ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính VNA, cho biết hết tháng 9, Vietnam Airlines còn khoảng 1.900 tỉ đồng nhưng vay ngắn hạn tăng lên, nợ quá hạn được giãn hoãn cũng tăng lên tương ứng.
"Nếu không tiếp cận vốn vay ngân hàng, không đàm phán giãn, hoãn nợ thì hết tiền từ lâu lắm rồi. Nếu không giải quyết bài toán chủ động ứng phó ảnh hưởng của Covid-19thì không phải đến tháng 8 mà ngay tại thời điểm tháng 6 đã hết tiền"- ông Hiền chia sẻ.
Trao đổi về gói hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ với VNA, ông Trần Thanh Hiền cho biết hãng đã chủ động có 14 báo cáo Chính phủ kiến nghị các giải pháp hỗ trợ. Chính phủ sẽ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA với tư cách cổ đông lớn chiếm trên 86%, hiện đang trong quá trình xử lý thủ tục để giải ngân các gói hỗ trợ.
Bác bỏ thông tin về việc VNA đệ đơn xin phá sản lên Chính phủ, ông Hiền khẳng định các giải pháp tài chính, sản xuất kinh doanh được VNA tính toán rất kỹ và Chính phủ đang xem xét bơm vốn theo đề xuất của hãng với mức tối thiểu là 4.000 tỉ đồng, lãi suất ưu đãi 0%.
Sau hai đợt dịch tại Việt Nam, Vietnam Airlines Group (bao gồm VNA, Pacific Airlines và VASCO) vẫn chiếm 51,7% thị phần vận chuyển hành khách của thị trường nội địa. Trong 9 tháng, Vietnam Airlines Group đã thực hiện 46.700 chuyến bay, vận chuyển gần 11,9 triệu lượt hành khách. Hiện hãng đang khai thác hơn 60 đường bay nội địa với trung bình 300 chuyến bay mỗi ngày. Sản lượng vận chuyển hành khách nội địa có thời điểm vượt 12% so cùng kỳ.
Đáng chú ý, dù quý 3/2020 ghi nhận tăng trưởng tích cực về sản lượng vận chuyển hành khách so với quý 2, nhưng doanh thu từ nội địa chỉ đạt gần 90% so cùng kỳ, dự kiến cả năm chỉ đạt 70-75% so với năm 2019. Lý do các hãng hàng không trong nước tăng tải ồ ạt, đồng thời thực hiện nhiều chương trình giảm giá, kích cầu và thị trường hàng không quốc tế chưa được khai thác trở lại.
Theo ông Đặng Anh Tuấn, Trưởng ban Truyền thông thương hiệu Vietnam Airlines, trong thời gian dịch bệnh được kiểm soát tốt dịp cao điểm hè, Vietnam Airlines đã mở 22 đường bay nội địa mới để kích cầu nội địa. Tuy nhiên, sau làn sóng Covid-19 thứ hai, các đường bay này đã phải dừng lại và mới chỉ phục hồi lại 11 đường bay. Thời gian tới các đường bay còn lại sẽ tiếp tục được đánh giá để xem xét việc mở trở lại vào thời điểm thích hợp.
Với các đường bay quốc tế, VNA vẫn là hãng khai thác bay quốc tế nhiều nhất Việt Nam hiện nay, nhưng hầu như không có khách. Quy ghế luân chuyển chỉ đạt 35% so với cùng kỳ, hoạt động khai thác chỉ đạt 35 - 40% năng lực hãng có thể đạt được. Hiện hãng chỉ duy trì 2 đường bay thường lệ chở khách từ Việt Nam đi là Hà Nội - Seoul (Hàn Quốc) và Tokyo (Nhật Bản).