【đội hình rc lens gặp stade de reims】Để gói hỗ trợ an sinh xã hội lần 2 phát huy hiệu quả
Gói hỗ trợ lần 1: Cần thiết,Đểgóihỗtrợansinhxãhộilầnpháthuyhiệuquảđội hình rc lens gặp stade de reims kịp thời nhưng chưa hiệu quả | |
Kỳ vọng gói hỗ trợ lần 2 mang tầm nhìn và có tính dự báo dài hạn | |
Doanh nghiệp chờ đợi điều gì gói hỗ trợ lần 2 |
20% doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động sau đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 2. Ảnh: T. Linh. |
Doanh nghiệp, nền kinh tế gặp khó do dịch tái phát
Ngày 26/7/2020, Đà Nẵng phát hiện ca nhiễm Covid-19 mới sau 99 ngày cả nước không có ca nhiễm trong cộng đồng, đây là thời điểm đánh dấu sự trở lại của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam (đại dịch Covid-19 bùng phát lần 2).
Trong bối cảnh các doanh nghiệp còn chưa kịp phục hồi sau những tác động tiêu cực lần thứ nhất thì sự bùng phát lần 2 của Covid-19 làm khó khăn của người dân và doanh nghiệp thêm chồng chất.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,12%, mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2020. Theo báo cáo tháng của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng 10/2020, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 dự báo chỉ đạt 1,6%, giảm 1,1% so với báo cáo tháng 6/2020.
Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 38.629 doanh nghiệp (tăng 81,8% so với cùng kỳ), số doanh nghiệp giải thể là 12.089 doanh nghiệp (tăng 0,1% so với cùng kỳ). Tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở mức 2,69%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,27%. Đây đều là các mức cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2020.
Theo Báo cáo tác động của bùng phát dịch Covid-19 lần 2 đối với doanh nghiệp do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), 20% doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động, 76% hiện không thể cân đối được thu chi, 2% doanh nghiệp đã bị giải thể, chỉ có 2% doanh nghiệp tạm thời không bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Hơn 47% doanh nghiệp đã phải cắt giảm số lượng lao động, 27% doanh nghiệp duy trì lao động nhưng giảm lương và giảm giờ làm.
So sánh với mức độ thiệt hại của lần 1, thì sự bùng phát trở lại lần 2 của dịch Covid-19 gây ra hậu quả lớn hơn nhiều, nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp còn chưa kịp phục hồi sau ảnh hưởng lần 1.
Các biện pháp hỗ trợ cần nhanh chóng ban hành
Trong bối cảnh các nước trên thế giới, đặc biệt là đối tác kinh tế lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản… dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, thậm chí có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, dự báo khả năng mức độ ảnh hưởng của đại dịch sẽ còn có thể kéo dài.
Do vậy, việc cần làm lúc này là đưa ra gói hỗ trợ kinh tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, hướng tới phục hồi và tăng trưởng. Việc thiết kế gói hỗ trợ lần 2 cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như: (i) có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, bao phủ được đến các đối tượng bị ảnh hưởng và cần trợ giúp; (ii) cần đảm bảo chọn lọc đối tượng nhận hỗ trợ phù hợp với mục tiêu, định hướng; (iii) giảm thiểu thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc thực hiện hoạt động trợ giúp, tăng khả năng hấp thụ.
Thứ nhất,mở rộng quy mô, thời gian và đối tượng hỗ trợ
Giá trị gói hỗ trợ này lần cần được đưa ra ở mức lớn hơn (mức đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH khoảng 90 nghìn tỷ đồng, trong đó dành cho hỗ trợ doanh nghiệp vay không lãi suất để trả lương cho người lao động là khoảng 18,6 nghìn tỷ đồng) để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Về thời gian, cần kéo dài thời gian nhận hỗ trợ cho các đối tượng, thời gian có thể kéo dài từ quý 4/2020 đến hết năm 2021.
Cần mở rộng đối tượng nhận hỗ trợ, cần thay từ “doanh nghiệp” (tại Phần II.1 của Nghị quyết 42) bằng từ “người sử dụng lao động”, việc này sẽ mở rộng đối tượng người lao động làm việc tại các đơn vị khác như trường học, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có sử dụng lao động cũng có thể nhận hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần có quy định để các đối tượng là các lao động phi chính thức, không có hợp đồng lao động cũng được nhận hỗ trợ.
Nghiên cứu, xm xét bỏ bỏ quy định “đã chi trả tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động” (tại phần II.2 của Nghị quyết 42) để phù hợp hơn với thực tế, bởi lẽ với việc dòng tiền sụt giảm trầm trọng do dịch bệnh kéo dài, điều kiện này sẽ dẫn tới người sử dụng lao động khó đáp ứng đủ điều kiện vay, không tiếp cận được khoản vay.
Thứ hai,đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng khả năng hấp thụ chính sách
Cần có quy định cụ thể đối về việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả lương cho người lao động làm việc tại đơn vị. Thay vì ban hành quy định các doanh nghiệp “không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để chi trả lương” hay “người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính” thì quy định mới nên hướng tới việc quy định cụ thể như “có mức doanh thu giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019”.
Đối với các hỗ kinh doanh cá thể, có thể ban hành quy định “các hộ cá thể tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước trong việc xác định nhanh chóng, chính xác đối tượng được nhận hỗ trợ.
Thứ ba, tập trung đối tượng hỗ trợ phù hợp
Với định hướng phát triển bền vững, việc lựa chọn hỗ trợ cần tập trung hướng tới các doanh nghiệp có khả năng phục hồi, phát triển, đồng thời đảm bảo tính lan tỏa, khả năng tạo việc làm, khả năng áp dụng công nghệ và năng lượng sạch, đồng thời cam kết không sa thải nhân viên. Theo đánh giá bước đầu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần tập trung ưu tiên hỗ trợ bao gồm: du lịch, vận tải, dệt may, da giày, bản lẻ…
Để việc giải ngân các khoản vay hiệu quả, từ phía Ngân hàng chính sách xã hội cần xem xét lại quy định về điều kiện nhận hỗ trợ.
Theo đó, việc quy định đối tượng đủ điều kiện nhận hỗ trợ phải đảm bảo không có nợ xấu tại các ngân hàng thương mại; phải sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương; hay phải có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ một tháng liên tục trở lên là không phù hợp, nhất là trong điều kiện dịch bệnh đã kéo dài hơn 10 tháng qua. Quy định nên theo hướng hỗ trợ vay vốn với các doanh nghiệp mà doanh thu sụt giảm (ví dụ 20%) so với cùng kỳ năm trước hoặc sụt giảm tỷ lệ lao động nhất định (ví dụ 20%).
(责任编辑:La liga)
- Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- Trả lại nét đẹp cho đầm Thị Tường
- Xuân của những “chiến sĩ” blouse trắng
- Giá chuối chạm đáy: Mặt hàng chủ lực có nguy cơ “rời sân”
- Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- Cà Mau: tổng dự nợ cho vay đạt 43.323 tỷ đồng
- Bình Phước: Xe máy đấu đầu, 2 người tử vong
- Quà tặng cho quý cô hoàn mỹ
- Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- Áp thấp nhiệt đới đang tiến gần Biển Đông
- Vì dân phục vụ
- Dùng tre làm ao nổi nuôi tôm
- 17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- 190 phần quà đến với đối tượng bảo trợ xã hội
- Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- Bếp cơm tình thương Bệnh viện Đa khoa tỉnh tri ân những tấm lòng nhân đạo
- Hiện đại hoá làng nghề truyền thống
- Hạt Kiểm lâm Bù Đăng bàn giao cá thể khỉ đuôi lợn
- Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- Bảo Việt Nhân thọ Bình Phước ra quân năm 2024