【nhận định kazakhstan】Lá xanh rụng xuống...
Mỗi buổi sáng,ụngxuốnhận định kazakhstan khi đi ngang chỗ tuần trước có cái đám tang vị bác sĩ trẻ mất vì đột quỵ, tôi nhất định phải nhìn vào ngôi nhà ấy. Mỗi lần như vậy là nghe nhói lòng mà hình như đã thành thói quen. Sau đám tang đưa người vắng số về nơi an nghỉ, tôi nhìn thấy ở ngôi nhà ấy cảnh người mẹ già sáng sớm đứng trước bàn thờ đứa con trai, lau chùi bụi và thắp nén nhang cho con mình.
“Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống, trời hay chăng trời”. Có một bài hát viết về nỗi đau của cha mẹ mất con như thế! Vợ có người chồng qua đời, người ta gọi chị là người vợ góa, con mất cha mẹ thì người ta gọi là trẻ mồ côi. Tự hỏi, cha mẹ mất đi núm ruột của mình, sao không có từ nào để chỉ những người đau khổ đến tận cùng này. Chứng kiến con mình nằm đó, nhắm mắt xuôi tay, không đau khổ tận cùng thì còn gì đau hơn nữa?!
Cha tôi cũng qua đời đột ngột vì đột quỵ. Năm đó, người mới 45 tuổi. Những nỗi đau không thể so sánh được ít - nhiều, của người vợ mất chồng, con mất cha, anh mất em. Nhưng tôi ám ảnh nhất là hình bóng lặng thầm, lụm cụm tưởng chừng như đổ gục của bà nội tôi, khi nhìn con mình nằm đó, bất động, lạnh ngắt. Mới hôm trước, “thằng Dũng của má” còn xuống nhà má trèo lên mái tôn sửa cho ngôi nhà không dột khi mùa mưa đến mà. Bà kể lể câu đó với ai, hay với chính mình, cũng không ai biết. Bà nội nắm chặt tay cha, thấy mấy đứa cháu khóc thương cha vật vã, bà nói: “Tụi con để cha tụi con đi thanh thản đi, đừng có khóc nữa”, bà nói vậy chứ bà quay ngang rồi kéo vạt áo lên chậm dòng nước mắt rơi xuống thành dòng. Bà ngồi xếp cho cha mấy bộ quần áo, mấy cái khăn thật ngay ngắn để cha mang theo. Bà ngồi làm chuyện đó lặng thầm, lâu lâu kéo vạt áo lên chậm nước mắt, không nói gì với ai nữa. Hai chéo áo đậm màu và nhăn nheo vì nước mắt. Khi tôi lớn lên, được làm mẹ, tôi nhớ về cha mình là nhớ đến nỗi đau của bà tôi!
… Gia đình nọ có một thằng con trai duy nhất, quý hơn ngọc vàng châu báu trong nhà. Thằng con ăn học thành tài, có chút chức phận trong xã hội rồi cưới vợ, chuẩn bị sinh cho ông bà nội hai thằng cháu nội song sinh. Tưởng dòng đời cứ suôn sẻ, đùng một cái như trời giáng, đứa con ấy bị tai nạn giao thông, ra đi không một lời trăn trối! Vợ đẹp, con ngoan, tiền đồ xán lạn, anh ấy có thể trút bỏ nhẹ tênh, nhưng, nếu có tồn tại cái gọi là bên kia thế giới, điều mà anh ấy nặng lòng nhất chắc chắn chính là nỗi đau trong lòng cha mẹ mình. Ông bà ấy suy sụp tinh thần, thương nhớ núm ruột duy nhất của mình, nửa tỉnh nửa mê với hiện thực và ký ức, cứ thế không bao lâu người mẹ cũng lâm bệnh nặng, rồi qua đời. Đau trong lòng, bệnh trong tâm thì khó mà trị được.
Sinh-lão-bệnh-tử là quy luật cuộc đời mỗi con người. Nhưng có những người chỉ có sinh-tử mà không đến được lão-bệnh. Một em nữ sinh du học nước ngoài, ngã từ lầu cao xuống tử vong. Một em học trò khác vì bị phàn nàn về điểm số học tập đã trầm mình xuống sông tự tử. Những cặp đôi bồng bột “yêu nhau không đến được với nhau” thì tìm đến cái chết, bỏ mặc nỗi đau của mẹ cha. Hàng loạt những đứa trẻ, thậm chí có những đứa chỉ mới là hài nhi bé bỏng vẫn bị tước đoạt đi mạng sống bởi những kẻ thủ ác vô nhân tính… Hoặc cũng có những người chỉ có “sinh-bệnh-tử”, chưa kịp già để báo hiếu mẹ cha, vì mắc những chứng bệnh nan y, vô phương cứu chữa. Những người cha mẹ ấy phải chạy vạy khắp nơi để cứu con, nhưng cũng lực bất tòng tâm nhìn đứa con xuôi tay nhắm mắt. Và còn bao nhiêu cái chết trẻ nữa, vì những nguyên nhân khác nhau, gây thương đau đến tận cùng đối với những bậc làm cha, làm mẹ - những người mà cuộc đời chưa thể gọi tên là gì khi họ mất con. Chỉ biết đó là “những chiếc lá vàng khóc lá xanh”!
Tôi vẫn hay có thói quen nhìn vào di ảnh những đám tang mình đi ngang qua. Thấy trong di ảnh hình người có tuổi, được ghi vào bảng cáo phó chữ “hưởng thọ” thì nhẹ lòng một chút; bằng ngược lại, nhìn vào đó, thấy gương mặt trên di ảnh còn trẻ măng, mái tóc còn xanh, nụ cười còn rạng rỡ như đón chờ ngày mai, nhìn bảng cáo phó ghi từ “hưởng dương” thì bỗng nghe chạnh lòng, dù không quen biết, chẳng họ hàng! Bởi tôi đang nghĩ đến những chiếc lá vàng còn ở trên cây khóc lá xanh đã sớm vội lìa cành. Họ - những người mất đi người thân mà không thể mặc áo tang để tiễn biệt. Con cháu để tang ông bà, cha mẹ, chứ cha mẹ, ông bà đâu có bao giờ để tang con cháu.
“Trời hay chăng trời”, biết kêu ai, chỉ biết kêu trời với nỗi đau ấy. Câu ngâm trong ca khúc “Lá vàng khóc lá xanh” xoáy sâu đến tận cùng nỗi đau của những người làm cha, làm mẹ khóc con. Và tôi cảm nhận ý nghĩa sâu sắc của bài hát ấy khi nhớ lại hình ảnh bà tôi ngồi nhìn cha tôi nhắm nghiền đôi mắt, khi nhìn thấy bà mẹ đứng thắp nhang cho đứa con trai là bác sĩ công danh xán lạn mà vắn số, và khi tôi biết thấm thía nỗi đau lá vàng phải khóc lá xanh.
Nhật Quỳnh
相关推荐
- ‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- Khẳng định cam kết của Việt Nam đóng góp cho hòa bình thế giới
- Party General Secretary, President meets with outstanding overseas Vietnamese
- "Sự ủng hộ của Thụy Điển đã cổ vũ, khích lệ nhân dân Việt Nam"
- Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- UBMTTQVN huyện Đồng Phú: Hội nghị phản biện xã hội
- Ra mắt Trang thông tin điện tử Liên hiệp hội Bình Phước
- Tỉnh ủy kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 05 và Nghị quyết 33