当前位置:首页 > Cúp C2

【bxh mxc】Bí mật tổ chức đám cưới cho bố mẹ khi đi dã ngoại

Chuyến dã ngoại bất ngờ

Khoảng 5 năm trước,ímậttổchứcđámcướichobốmẹkhiđidãngoạbxh mxc bố chị Luyến Morrison (SN 1981, Tasmania, Úc) bất ngờ phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường. Do phát hiện trễ, ông hứng chịu nhiều biến chứng. Bệnh tật khiến ông từ một người vui vẻ, tích cực trở nên lầm lì, có nhiều suy nghĩ tiêu cực.

Chồng bệnh, thay đổi tâm tính khiến mẹ chị Luyến buồn lo, không lúc nào yên vui. Thế nên dù sống xa nhà, chị Luyến vẫn thường xuyên về Việt Nam, ở bên bố mẹ.

Đầu tháng 3 năm nay, chị Luyến lại lên kế hoạch về Việt Nam. Nhìn lại lịch, chị phát hiện, năm nay tròn 45 năm ngày cưới của bố mẹ.

Trước khi biết mình được tổ chức kỷ niệm ngày cưới, vợ chồng ông Toan chỉ nghĩ mình đang đi dã ngoại, chụp ảnh gia đình cùng con cháu. 

“Thế là tôi bàn với các em lên kế hoạch bí mật tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới cho bố mẹ. Tôi mong việc này sẽ có những tác động tích cực đến tinh thần của ông bà”, chị Luyến chia sẻ.

Sau khi bàn tính, chị Luyến và các thành viên gia đình quyết định sẽ tạo bất ngờ cho bố mẹ bằng cách tái hiện đám cưới của ông bà vào năm 1978. Chị tìm được địa điểm có không gian phù hợp với ý tưởng của mình ở ngoại thành Hà Nội.

Sau đó, các thành viên trong gia đình tự tay bài trí không gian diễn ra lễ kỷ niệm. Lễ cưới sẽ diễn ra trong phòng ăn của một homestay. Nơi đây được bài trí sẵn bàn ghế gỗ và những chiếc rèm cửa có tông màu xanh đậm như màu áo lính.

Trước đó, chị Luyến và các thành viên gia đình đã chuẩn bị không gian tái hiện lễ cưới của những năm 1970.

Để tái hiện khung cảnh của lễ cưới 45 năm về trước, chị Luyến trang trí phông nền sân khấu bằng vải có màu xanh bộ đội. Trên bàn, chị trải những tấm vải đỏ in họa tiết hoa lá, con công.

Đặc biệt, trên sân khấu, chị bài trí chiếc radio cũ, bộ ấm trà, chiếc nón lá cùng những hộp quà bé xinh được gói bằng giấy báo cũ “đúng kiểu ngày xưa”. Phông nền sân khấu, chị dán dòng chữ: Thanh Toan - Thị Mận, 1978 - 2023, 45 năm chung một chiến hào.

Chị Luyến kể: “Để bố mẹ bất ngờ, tôi nói với ông bà là nhân dịp gia đình tôi về Việt Nam, mọi thành viên trong đại gia đình đều có mặt đông đủ. Thế nên tôi muốn tổ chức một buổi dã ngoại cho cả nhà bao gồm ông bà và các con cháu.

Những vật dụng mang phong cách đám cưới thời xưa được chị Luyến cùng thành viên gia đình trang trí trên sân khấu. 

Chúng tôi sẽ cùng chụp với nhau những bức ảnh gia đình để làm kỷ niệm. Nghe vậy, ông bà hưởng ứng nhiệt tình. Các con đưa đi mua thêm quần áo, trang điểm, ông bà cũng không thắc mắc gì”.

Khi đến khu vực diễn ra lễ kỷ niệm ngày cưới bí mật, chị Luyến và các thành viên gia đình dẫn bố mẹ đi thăm quan xung quanh, chụp hình. Sau đó ông bà được con cháu dẫn đến căn phòng bí mật.

Gắn kết

Khi cánh cửa căn phòng hé mở, ông bà sững sờ, ngạc nhiên trước không gian tái hiện khung cảnh của những năm 1970. Những hình ảnh trong ngày cưới cách đây 45 năm của ông bà cũng ùa về. Cả hai xúc động trước món quà đặc biệt của các con.

Suốt buổi lễ, ông Toan (bố chị Luyến) lấy tay lau những giọt nước mặt chực chờ rơi ra khỏi khóe mắt. Ông không dám nói gì vì biết nếu nói, ông sẽ xúc động và khóc.

Khi được dẫn vào căn phòng diễn ra lễ kỷ niệm ngày cưới, ông Toan và bà Mận vô cùng bất ngờ, hạnh phúc.

Do vậy, ông chỉ biết cố kìm nén cảm xúc của mình. Chỉ đến khi buổi lễ kết thúc, ông mới dám thủ thỉ vào tai chị Luyến: “Các con đã giúp bố làm được điều mà bố luôn muốn làm cho mẹ con”.

Ông Toan vốn là người rất tâm lý, lãng mạn và giàu tình cảm. Ông cũng rất chiều vợ. Vì bà, ông đã bỏ thuốc lá và ít uống rượu hơn so với ngày còn trẻ.

Trong khi đó, bà Mận (vợ ông Toan) luôn ngưỡng mộ chồng. Bà không bao giờ tranh cãi hay to tiếng với ông cho đến khi ông bị bệnh. Lúc này, tâm tính ông thay đổi, cố tình làm ngược lại chỉ dẫn của bác sĩ trong việc điều trị bệnh.

Sự việc khiến bà Mận khắt khe và bắt đầu giám sát chồng. Sự khắt khe ấy khiến cả hai có những xung đột, căng thẳng. Bà Mận bắt đầu mệt mỏi và rơi vào tình trạng luôn lo lắng.

Thấy vậy, các thành viên trong gia đình chị Luyến tìm cách dành nhiều thời gian tâm sự, chia sẻ với ông bà. Sau đó, tình cảm, sự gắn kết gia đình khiến vợ chồng ông Toan tìm thấy niềm vui sống.

Cả hai vỡ òa hạnh phúc trước món quà ý nghĩa của con cháu.

Bà Mận bắt đầu đỡ khắt khe với chồng trong khi ông Toan nhận ra sự cố chấp của bản thân suốt thời gian bị bệnh. Ông mở lòng, thấu hiểu và thương yêu vợ hơn.

Chị Luyến tâm sự: “Tôi thấy buổi lễ kỷ niệm bí mật thực sự mang lại nhiều giá trị cho bố mẹ. Buổi lễ như nhắc nhớ ông bà rằng cả hai đã từng yêu thương nhau như thế nào trước đây”.

Sau sự kiện này, chị rất vui vì thấy được sự gắn kết của các thành viên trong gia đình. Chị nhận ra khi có cùng chung một mục tiêu, các thành viên của đại gia đình đều phối hợp với nhau rất nhịp nhàng, ăn ý. Mọi người sẵn sàng hy sinh bản thân cho tập thể.

"Ngoài ra, các thành viên nhỏ tuổi của gia đình tôi cũng học được bài học về lòng hiếu thảo từ cách cha mẹ đối xử với ông bà. Các cháu tham gia vào việc đảm bảo ông bà không phát hiện ra bí mật khi chưa đến thời gian thích hợp. Tôi cũng giải thích cho các cháu ý nghĩa của việc tạo ra những bí mật bất ngờ khiến người khác hạnh phúc”, chị nói thêm.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đám cưới dang dở của con trai điền chủ và nữ biệt động Sài GònCâu chuyện tình yêu thời chiến của cô gái hậu cần và người lính trẻ tưởng sẽ xây thành một gia đình êm ấm, không ngờ, lễ thành hôn cũng là thời khắc họ phải chia tay nhau mãi mãi bởi đạn bom...

分享到: