您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【fulham vs bournemouth】Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp “ngại” thủ tục liên quan nhiều bộ, ngành 正文

【fulham vs bournemouth】Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp “ngại” thủ tục liên quan nhiều bộ, ngành

时间:2025-01-12 13:34:17 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp mong muốn lãi suất vay vốn chỉ khoảng 5%/năm. Ảnh: Nguyễn Thanh. Kh fulham vs bournemouth

doanh nghiep dau tu vao nong nghiep ngai thu tuc lien quan nhieu bo nganh

Nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp mong muốn lãi suất vay vốn chỉ khoảng 5%/năm. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Khích lệ “đầu tàu”

Tập đoàn TH là một trong số “đại gia” tích cực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp những năm gần đây, đặc biệt trong ngành sữa. Theo bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn, thời gian qua, ngành sữa Việt đã có sự thay đổi lớn, từ chỗ phải NK tới 92% vào năm 2008, đến nay chỉ NK gần 70%. Để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, Chính phủ đã có nhiều chính sách, tuy nhiên, các bộ, ngành chưa thể hiện sự đồng bộ, liên kết chặt chẽ trong thực thi, không làm nổi bật ưu tiên dành cho DN. Trên thực tế, điều DN mong muốn là nếu chính sách liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp thì nên thu về một mối, để Bộ NN&PTNT “cầm trịch”. DN chỉ làm việc trực tiếp với Bộ NN&PTNT mà không phải chạy đi chạy lại hết bộ này tới bộ kia.

Bàn sâu hơn tới chính sách hỗ trợ DN, theo bà Hương, Nhà nước nên lựa chọn ngành hàng chủ lực để đưa ra những bộ chính sách hỗ trợ thiết thực. Trong bộ chính sách đó, cần nhấn vào sự ưu tiên, khích lệ rõ rệt cho DN mang tính dẫn dắt “đầu tàu”. “TH có thể nói là một trong những DN hàng đầu đầu tư vào ngành sữa, tuy nhiên hỗ trợ thực tế, vật chất thì chưa có. Thậm chí ngay cả khi xây dựng các vùng nguyên liệu, muốn có đường đi vào, TH cũng phải chủ động bỏ tiền ra đầu tư toàn bộ mới có được con đường để đi dù đường còn bụi đất, lầy lội. Nếu có những chính sách riêng khuyến khích các DN như TH, tôi tin rằng sẽ thu hút được nhiều DN đầu tư phát triển ngành nông nghiệp”, bà Thái Hương nói.

Liên quan tới vấn đề này, ông Trần Mạnh Báo, Tổng Giám đốc Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình cho rằng, nhiều chính sách quản lý liên quan tới nông nghiệp hiện nay còn khá chồng chéo, gắn với nhiều bộ, ngành. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến DN ngần ngại khi đầu tư vào nông nghiệp. Với vấn đề đối xử với các DN đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đồng quan điểm với bà Thái Hương, theo ông Báo, hiện nay chính sách đang bị “đánh đồng”. Một DN đã tham gia hoạt động, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp mấy chục năm cũng được đối xử tương tự như một DN mới thành lập chưa bao lâu. “Trên thực tế, cần có sự ứng xử khác biệt đối với từng nhóm DN, trong đó dành sự ưu tiên, khuyến khích hơn cho các DN lớn, có khả năng dẫn dắt ngành hàng cũng như các DN khác cùng phát triển”, ông Báo nói.

Có chính sách tín dụng riêng

Suốt thời gian qua, một trong những vấn đề vướng mắc của DN khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn là tiếp cận vốn vay ngân hàng, đặc biệt là đối với những DN quy mô vừa và nhỏ.

Ông Trần Mạnh Báo cho rằng, mặc dù đến nay có không ít DN lớn tích cực đầu tư vào nông nghiệp, tuy nhiên chỉ có các DN lớn, thiếu đi các DN quy mô vừa và nhỏ cũng không đủ sức để phát triển nền nông nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, DN nhỏ, nhất là DN mới khởi nghiệp thì vốn ít, nhu cầu vay vốn cao. “Làm nông nghiệp có đặc điểm là quay vòng vốn chậm. Muốn thu hút, hỗ trợ thực sự cho DN, cần xây dựng chính sách tín dụng riêng cho lĩnh vực này, khác với chính sách tín dụng chung thông thường. Đặc biệt, trong trường hợp DN khó khăn, đến kỳ hạn mà chưa trả được vốn vay thì các ngân hàng cũng cần linh hoạt áp dụng chính sách ân hạn vốn, đồng hành cùng DN”, ông Báo nhấn mạnh.

Công ty CP Thực phẩm XK Đồng Giao chuyên hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, chế biến và kinh doanh XNK rau quả. Ông Đinh Cao Khuê, Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Hiện nay, chúng tôi đang vay vốn ngân hàng với lãi suất khoảng 8-10%/năm. Các DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản thường phải phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thiên nhiên, mặt khác việc đầu tư máy móc thiết bị và các nguồn lực khác của DN sản xuất nông nghiệp cũng tương đối lớn, trong khi đó lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp lại không thực sự hấp dẫn. Do vậy, theo ông Khuê, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các DN chế biến nông sản khi đầu tư xây dựng nhà máy, mua sắm máy móc thiết bị hoặc phát triển giống cây trồng nguồn vốn vay với lãi suất thấp chỉ khoảng 5% và thời gian cho vay đầu tư tối thiểu khoảng 12 năm, đồng thời mở ra và tạo điều kiện cho các DN chế biến nông sản cơ chế vay vốn tín chấp.

Ngoài ra, ông Khuê cũng đề nghị Nhà nước nghiên cứu, hỗ trợ các chính sách khuyến nông thông qua các DN sản xuất, kinh doanh nông sản. “Khi các DN đã bỏ vốn đầu tư vùng nguyên liệu, thì buộc DN phải tính toán, làm việc bài bản để đảm bảo hiệu quả sản xuất. Do vậy, việc hỗ trợ khuyến nông thông qua DN sẽ mang lại hiệu quả thiết thực và thúc đẩy sản xuất cao hơn so với hỗ trợ trực tiếp bà con nông dân”, ông Khuê nói.

Theo Bộ NN&PTNT: Đầu tư từ khu vực tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn trong thời gian gần đây đã tăng đáng kể, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng của ngành. Số DN đầu tư vào nông nghiệp tăng từ 2.397 DN năm 2007 lên 3.640 DN năm 2015 và 9 tháng đầu năm 2016 là 4.080 DN.

Đầu tư của DN vào nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế, thiếu ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu phát triển của ngành. Tỷ trọng DN đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm dưới 1% trong tổng số DN của cả nước và đa phần có quy mô vốn nhỏ. Số DN có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm 55%. Bên cạnh những DN đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, còn nhiều DN đầu tư chủ yếu dựa vào việc khai thác nguồn lực tài nguyên (đất đai, nước), chưa quan tâm đầu tư một cách căn cơ, ứng dụng khoa học công nghệ, hoặc đầu tư thiết bị hiện đại, chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng...